Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén
ĐỆ TỬ QUY LÀ THỰC HÀNH TỨ THƯ,
NGŨ KINH, THẬP TAM KINH
Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
Chúng tôi đọc là Học Phật, Học Nho, Học Đạo, khác nhau mà. Quý vị Học là Nho Học, Đạo Học, Phật Học, tôi Học là Học Nho, Học Phật, Học Đạo, cũng là hai chữ, quý vị đọc từ bên này, tôi đọc Từ Biên kia, nên hiệu quả khác nhau.
Học Nho là phải học giống như Khổng Tử, Mạnh Tử, học Phật thì phải giống như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, học Đạo phải giống như Lão Tử, Trang Tử, thật sự được lợi ích.
Ngược lại quý vị xem nó như một học thuật để nghiên cứu, không liên quan gì đến cuộc sống và sinh hoạt của quý vị, quý vị không được lợi ích, quý vị vẫn sống trong môi trường phiền não và thống khổ như cũ.
Cho nên nhắc đến Nho, quý vị sẽ nghĩ đến Tứ Thư, Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh, quý vị không nghĩ đến Đệ Tử Quy. Phật Pháp quý vị nghĩ đến Kinh Điển Đại Thừa mà không nghĩ đến Thập Thiện Nghiệp.
Đệ Tử Quy là gì?
Là thực hành Tứ Thư, Ngũ Kinh, Thập Tam Kinh.
Đạo Nho nói hay, phương pháp thứ lớp dạy người tu học: Bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện. Quý vị học như vậy là đúng. Nhưng điều cuối cùng thì không làm.
Điều cuối cùng là gì?
Là đốc hành. Quý vị chẳng thực hành.
Học Phật, Đạo Phật nói bốn chữ: Tín, giải, hành, chứng.
Quý vị chỉ có hai chữ trước là tín và giải, không có hành, không có hành sao có chứng?
Đạo Nho không đốc hành, trong Đạo Phật không hành chứng, chính là điều người ta thường nói: Học mà không dùng được. Những thứ quý vị học không khởi tác dụng, cho nên sự dạy học có trí huệ của Thánh Hiền quý vị không được lợi ích. Ngày hôm đó tuy tôi nói không nhiều, diễn giảng ở mỗi trường học chỉ có một giờ, nhưng đã khiến họ thông hiểu, học rồi thì phải hành.
Lưu Tố Vân Cư Sĩ giảng mười bốn giờ ở đây, mọi người đều hoan hỷ, đều muốn học với cô ấy, cô ấy nói cô ấy chỉ có sáu chữ: Chân thật, nghe lời, thật hành. Nếu chúng ta chân thật, nghe lời, mà không chịu hành, thì chẳng có cách nào, sẽ chẳng học được gì ở cô ấy.
Hai chữ sau rất quan trọng, phải thật hành. Thế xuất thế gian, từ cổ chí kim, từ trong ra ngoài, các vị Đại Thánh tiên hiền, sự thành tựu của họ, dùng sáu chữ của Lưu Tố Vân đây là đủ rồi. Đúng là chân thật, nghe lời.
Nghe lời ai?
Nghe lời Thánh Hiền.
Người xưa nói: Không nghe lời Lão Nhân, thất bại ở trước mặt.
Lão Nhân là ai?
Là Khổng Mạnh, là Lão Trang, là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nếu quý vị không nghe lời, thì thất bại ở ngay trước mặt, quý vị nghe lời, hay biết mấy. Cho nên quý vị phải có niềm tin.
Thái độ cầu học một đời của Khổng Phu Tử đã nói rất rõ ràng: Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ. Đối với hai câu này trong Luận Ngữ, tôi phục sát đất.
Có người hỏi tôi: Trong Luận Ngữ hai câu nào quan trọng nhất?
Tôi nói là hai câu này. Thuật nhi bất tác, Ngài không sáng tạo, không phát minh. Những điều Ngài học, Ngài tu, Ngài dạy, Ngài truyền lại, đều là những thứ của Cổ Thánh Tiên Hiền. Không như chúng ta ngày nay, con người ngày nay trong đầu họ muốn sáng tạo, phải có sáng kiến, phải có phát minh, phải cạnh tranh với mọi người.
Sai rồi. Quý vị nên biết rằng, sáng ý, phát minh là tâm quý vị động. Ngài Tín nhi hiếu cổ, nên tâm Ngài định, Ngài không sáng tạo, không phát minh, tâm Ngài vĩnh viễn là định. Định thì có thể khế nhập tự tánh, tâm của chúng ta ngày nay động, thì làm sao có thể hiểu được những lời dạy của người xưa, làm sao có thể cảm nhận được.
Tâm dao động, chẳng những không học được những lời dạy của Cổ Nhân, mà lời dạy của người thời nay quý vị cũng không học được, đạo lý trong đây rất thâm sâu.
Quý vị tham thấu triệt rồi mới hiểu được người thời nay thật sự không như bậc Cổ Nhân. Xã hội thời xưa là thừa bình thịnh thế, cuộc sống của mọi người thật sự trong an định, hài hòa, hạnh phúc mỹ mãn. Tuy là bần cùng họ cũng vui, tâm họ định, họ tuân thủ quy củ, tuân thủ đạo đức, hiểu luật nhân quả. Hoàn toàn khác với sự tư duy của người thời nay, người thời nay suy nghĩ lung tung.
Ngày nay vẫn còn có người dạy họ, ai dạy vậy?
Ti vi dạy, Internet dạy.
Dạy điều gì?
Dạy bạo lực, dạy sắc tình, dạy sáng tạo, dạy sát đạo dâm vọng.
Điều này thế nào?
Quá đáng sợ. Chúng ta may mắn, sống trong Thế Giới như vậy mà vẫn gặp được giáo pháp Đại Thừa, gặp được Kinh Vô Lượng Thọ, gặp được Kinh Hoa Nghiêm, thật hy hữu. Thật sự hiểu được thì lợi ích không thể nghĩ bàn.
Đây là nói về một pháp thành tất cả pháp, tất cả pháp khởi một pháp, hỗ tương khởi lên tác dụng. Chúng ta khởi lên một ý niệm, sẽ ảnh hưởng đến pháp giới hư không giới, pháp giới hư không giới cũng ảnh hưởng đến chúng ta, hỗ tương nhau.
Chú ý, nhất thời Cụ Túc, nghĩa là ngay đây. Cho nên trong Kinh Phật ghi chép về thời gian không ghi ngày tháng năm nào. Như thị ngã văn, nhất thời… nhất thời là sự thật.
Nhất thời là gì?
Nghĩa là ngay đây, ở ngay trước mặt. Viên mãn hiển hiện, cố viết Cụ Túc tương ưng. Đây là giải thích sơ lược về đồng thời Cụ Túc tương ưng môn.
Dưới đây dẫn chứng:
Hoa Nghiêm Diệu Nghiêm Phẩm viết: Nhất thiết pháp môn vô tận hải, đồng hội nhất Pháp Đạo Tràng trung. Nhất thiết pháp môn vô tận hải, là quá lớn, quá nhiều, không chỉ là tám vạn bốn ngàn pháp môn.
Trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện nói: Pháp môn vô lượng thệ nguyện học, nghĩa là không chỉ tám vạn bốn ngàn, tám vạn bốn ngàn không phải là một định số, triển khai ra là vô lượng vô biên, chính là nhất thiết pháp môn vô tận hải. Từ đó chúng ta cảm nhận xem, đó chính là chân thật nghĩa của Đức Phật, không thể coi đó là một con số. Đồng hội nhất Pháp Đạo Tràng trung.
Nhất Pháp là gì?
Là một vi trần.
Vô lượng vô biên Thế Giới ở đâu?
Ở trong một vi trần. Điều này không dễ hiểu đâu, ở trong một vi trần có vô lượng vô biên pháp.
Khoa học ngày nay tương đối tiến bộ, chúng ta nhìn thấy thể điện tinh, nhưng móng tay rất nhỏ đây, nhưng trong đó hàm chứa rất nhiều thứ, một bộ Đại Tạng Kinh, chỉ ở trong một cái đĩa nhỏ, cảm thấy ngạc nhiên quá. Kỳ lạ quá. Sự thật khoa học và chân tướng sự thật còn cách nhau rất xa.
Chân tướng sự thật là gì?
Là một vi trần, mắt thường không thể thấy được.
Một vật nhỏ như thế, ở trong đó chứa đựng bao nhiêu thứ?
Chứa đựng biến pháp giới hư không giới. Móng tay của chúng ta lớn như thế này, trong đây mới chứa đựng có một bộ Đại Tạng Kinh thì có đáng là bao.
Thật sự là như vậy, trong Kinh thường nói: Giới tử nạp Tu Di. Hạt cải rất nhỏ, núi Tu Di rất lớn, núi Tu Di để ở trong một hạt cải, hạt cải không to ra, núi Tu Di không nhỏ lại, mà đạt vào được. Sự sự vô ngại. Điều này chúng ta không cách nào tưởng tượng được, nhưng nó là chân tướng sự thật.
Vì sao vậy?
Vì trong tự tánh không có tương đối, tìm không ra tương đối. Lớn nhỏ là tương đối, không có lớn nhỏ, cho nên trong nhỏ có thể dung nạp được lớn. Lớn dung nạp nhỏ thì chúng ta chẳng nghi ngờ, nhỏ dung nạp lớn thì chúng ta không biết, nó không có lớn nhỏ. Đồng hội nhất Pháp Đạo Tràng trung, đồng thời đồng xứ.
***