Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén

niemphat.edu.vn

MẸ HIỀN CON HIẾU - TẬP NĂM

MẸ HIỀN CON HIẾU

BÁO CÁO BA MƯƠI NĂM GIÁO DỤC

GIA ĐÌNH CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI  HÀI HÒA 

THUẦN THIỆN THUẦN TỊNH

Giảng giải: Thân Mẫu Triệu Lương Ngọc

và Pháp Sư Định Hoằng
 

TẬP NĂM
 

VẤN ĐỀ THỨ NĂM

VẤN ĐỀ HÀNG ĐẦU CỦA GIÁO DỤC

TRONG GIA ĐÌNH ĐÓ LÀ CÙNG LÚC

TIẾP THU GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG,

GIÁO DỤC XàHỘI VÀ GIÁO DỤC

TRIẾT LÝ THÁNH HIỀN


Việc giáo dục trong gia đình cho con cái nhất định phải dung hợp bốn loại giáo dục này. Chúng ta vừa mới nói bốn loại giáo dục bao gồm giáo dục trong gia đình, giáo dục của nhà trường, giáo dục ngoài xã hội và giáo dục triết lý Thánh Hiền.

Bốn loại giáo dục này đều có thể dung hợp và thông suốt trong bản thân của con trẻ, như vậy thì đứa trẻ này mới có thể từ từ trở thành một nhân tài của xã hội. Gia đình rất là quan trọng. Gia đình là lớp học đầu tiên của đứa trẻ, cũng là lớp học vĩnh cửu của nó.

Người mẹ là cô giáo chủ nhiệm đầu tiên của đứa trẻ, cũng là cô giáo vĩnh cửu của nó. Cha mẹ đều là những người thầy vĩnh cửu của con trẻ. Cha mẹ đã qua đời, đã rời xa, nhưng khi con cái cầm hình cha mẹ lên thì vẫn còn lại những điều dạy bảo của cha mẹ. Một khi nhớ lại thì cảm thấy rằng cha mẹ vẫn là người thầy của chúng, vẫn còn cho chúng rất nhiều sự chỉ dạy và giúp đỡ.

Lão Xá tiên sinh, các bạn rất nhiều người đều biết. Ông là người Trung Quốc sau giải phóng, một kịch gia và tiểu thuyết gia hiện đại nổi tiếng. Trong rất nhiều tác phẩm của ông mà rất nhiều bạn đã xem qua tác phẩm của ông như là Con Lạc Đà May Mắn và Trà Quán nổi tiếng trong lẫn ngoài nước, có tác phẩm đã được dựng thành phim. Nửa phần đầu cuộc đời của Lão Xá tương đối là gian khổ.

Mất cha khi được một tuổi rưỡi, sống với người mẹ vất vả nuôi một lúc năm anh em, trải qua cuộc sống vô cùng khó khăn, cho nên cuộc sống của ông thời thơ ấu và thời thiếu niên đều rất khổ, nhưng ông rất có chí khí, đã quyết tâm cố gắng cho tiền đồ rất mạnh mẽ.

Sau đó Lão Xá đã làm đến giáo sư Đại Học, nhưng mà cuộc sống mẹ ông và năm người con vẫn vô vàn khó khăn, phải đi giặt đồ cho người ta, may quần áo cho người ta, làm những việc như vậy để sống qua ngày. Sau này Lão Xá trở thành một nhà văn nổi tiếng, ông nhớ lại những điều giáo dục mà ông nhận được, rồi viết ra một đoạn văn ý tình sâu xa.

Ông viết: Từ trường tư thục cho đến tiểu học, đến trung học, tôi đã trải qua ít nhất cũng vài trăm vị thầy cô giáo. Trong đó có người có ảnh hưởng rất lớn với tôi, có người chẳng có ảnh hưởng gì. Nhưng mà vị thầy chân thật của tôi, người đã truyền tính cách cho tôi chính là mẹ tôi. Mẹ tuy là không biết chữ, nhưng bà đã cho tôi sự giáo dục trong cuộc sống.

Mẹ của Lão Xá tiên sinh là một người phụ nữ Trung Quốc rất cần cù, lương thiện, rất thành thật, rất dũng cảm. Bà là một người mẹ kiên cường.

Vậy bà đã truyền dạy những gì cho Lão Xá?

Làm sao thành cái giáo dục cuộc sống của Lão Xá?

Bà đã đem cái cần cù, dũng cảm, kiên cường, cách đối đãi với người thành khẩn và lương thiện của bản thân mà truyền lại cho con trai mình, cho nên đã khiến cho sự nghiệp của con trai mình được thành công. Hiện tại chúng ta khi đọc đến tác phẩm của ông đều rất là cảm động.

Vậy chúng ta có thể thấy được rằng giáo dục trong gia đình là căn bản, là hàng đầu. Giáo dục ở nhà trường là sự nối tiếp giáo dục của giáo dục gia đình, giáo dục ngoài xã hội là sự mở rộng giáo dục của giáo dục gia đình, và giáo dục của triết lý Thánh Hiền là thăng hoa giáo dục gia đình. Vào cái năm mà Mao Sâm tốt nghiệp trung học là năm 1991.

Trong thiệp chúc mừng sinh nhật gửi cho tôi, cậu ấy đã viết: Mẹ kính yêu, chúc mẹ sinh nhật vui vẻ. Khi con mặc lên bộ quần áo đẹp mà mẹ cho, khi con mang chiếc đồng hồ mà mẹ tặng, khi con nhận lấy từng thứ từng thứ mà mẹ cho, con cảm nhận được sự quan tâm trong tình thương yêu của mẹ, sự vuốt ve âu yếm của mẹ.

Khi mà từ vài năm trước mẹ đã bắt đầu ấp ủ chuẩn bị cho con thi vào Đại Học,

Khi mà mẹ đặt ra mục tiêu cho con là đứng nhất lớp giờ đã thực hiện được.

Khi mà mẹ lần lần lượt lượt giảng giải cho con nghe cái đạo lý làm người,

Khi mà mẹ dạy con bỏ ác hướng thiện, quyết sách nhân sinh.

Thì con đã cảm nhận được cái hàm ý sâu sắc và cái thăng hoa trong tình thương yêu của mẹ. Trong mắt của con, mẹ không những là vị thần bảo hộ, mà còn là người dẫn đường chỉ lối cho con. Nếu như nói con là một chiếc thuyền nhỏ trong biển đời sóng to gió lớn, vậy thì mẹ chính là người cầm lái trên chiếc thuyền đó.

Xin các bà mẹ hãy chú ý, chúng ta đang gánh vác trên vai cái sứ mệnh gì vậy?

Chúng ta là người cầm lái và dẫn đường cho con cái.

Đức Khổng Tử mất cha từ khi mới có ba tuổi, giả như không có mẹ của Khổng Tử vậy thì lấy đâu ra Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử đây?

Còn Mạnh Tử thì mất cha từ năm bốn tuổi, giả như không có ba lần dời nhà một cách đầy trí tuệ của mẹ Mạnh Tử, nếu không có sự phán đoán mang tính then chốt thì lấy đâu ra Á Thánh Mạnh Phu Tử đây?

Cho nên đứa trẻ tốt là nhờ dạy dỗ mà ra. Tác phong tốt là nhờ dẫn dắt mà ra. Thành tích tốt là nhờ giúp đỡ mà ra. Sự dạy dỗ của người mẹ chính là cái gốc của thế giới hòa bình.

Trong phương diện giáo dục gia đình, ngoài những điều chúng ta vừa nói ở trên, ngoài sự giáo dục căn bản và giáo dục tố chất của giáo dục trong gia đình ra, thì những thứ nhỏ nhặt và quan trọng trong đời sống người làm mẹ như chúng ta đều phải giúp cho con trẻ nắm bắt cho được tốt.

Thế nào được gọi là nắm bắt những thứ quan trọng?

Đó là dạy con cái như thế nào để làm một con người.

Sao lại bàn đến chuyện làm một con người?

Chính là vì phải biết được đạo đức là gì?

Vậy đạo đức là gì?

Đức là gì?

Tổ Tiên chúng ta từ bốn ngàn năm trăm năm trước thì đã dạy chúng ta nhận biết cái nhân luân đại đạo này rồi. Đó cha con, vua tôi, chồng vợ, anh em, bạn bè, ngũ luân này gọi là nhân luân đại đạo. Một đời chúng ta không thể nào tách rời năm mối quan hệ này. Xử lý tốt năm mối quan hệ này chính là cái học an thân lập mạng của chúng ta, cũng là nền tảng cho quốc gia và xã hội hài hòa.

Làm như thế nào mới có thể xử lý tốt năm mối quan hệ này?

Tổ Tiên đã cho chúng ta một kinh nghiệm. Muốn xử lý tốt năm cái mối quan hệ này thì chúng ta phải làm được cha con có thân, Vua tôi có nghĩa, chồng vợ biệt chồng vợ có biệt nghĩa là có khác biệt, nam lo việc bên ngoài, nữ thì lo việc bên trong gia đình, nên gọi là chồng vợ có biệt, lớn nhỏ thứ tự, bạn bè có tín.

Cho nên vừa rồi chúng ta có nói đến ngũ luân cha con, Vua tôi, chồng vợ, anh em, bạn bè, đem áp dụng vào ngũ luân mà xử lý tốt năm mối quan hệ này.

Cụ thể hơn là làm người phải làm tốt tám đức xưa. Tám đức xưa là nền tảng làm người của chúng ta. Tám đức xưa chính là hiếu, để, trung, tín, l, nghĩa, liêm, s. Tiếp theo Mao Sâm con hãy giới thiệu với mọi người một chút về tám phẩm đức này đi.

Con: Thưa vâng!

Tám phẩm đức này gọi là hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.

Cái thứ nhất, hiếu là đức chi bổn dã, có nghĩa là căn bản của đạo đức.

Vậy Hiếu là gì?

Phụng sự cha mẹ thì gọi là hiếu. Thật sự lấy tấm lòng yêu thương, tấm lòng hiếu thuận, tấm lòng cung kính để mà đối đãi với cha mẹ, để mà tận hiếu, đây gọi là gốc của đức vậy. Đem cái tâm hiếu này mà mở rộng ra thì có thể phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội.

Đức thứ hai là đễ. Đễ là đức chi tự dã.

Cái đễ này trong ngũ luân nói là: Trưởng ấu hữu tự. Phụng sự huynh trưởng của mình, hữu ái anh em của mình thì đây gọi là đễ. Đễ hàm chứa ý nghĩa cung kính. Đem cái tinh thần của đễ mà mở rộng, thì là tôn trọng Trưởng,trong công việc cũng biểu hiện ra là tôn trọng sự nghiệp của mình, tôn trọng lãnh đạo của mình, tôn trọng đồng nghiệp của mình thì có thể chung sống hòa thuận với tất cả mọi người.

Đức thứ ba là trung. Chỗ này nói là đức chi chính dã.

Người xưa có nói: Lấy chính mình làm gương có thể độ hóa người khác. Tận kỷ chi vị trung, tận tâm tận lực mà làm việc, mà phụng hiến thì gọi là trung. Trung là gốc của hiếu, là đem cái tâm hiếu mở rộng ra vì đất nước vì nhân dân phục vụ.

Đức thứ tư là tín. Tín là đức chi cố dã.

Người xưa nói: Nhân vô tín tắc bất lập. Làm người khi làm việc thì phải nhấn mạnh đến sự thành tín. Trong xã hội thì người ta phải nói đến chữ tín, nói đến uy tín.

Đức thứ năm là lễ. Lễ là đức chi phạm dã. Đây là chỉ hết thảy những quy phạm nghi tắc lễ tiết. Ngoài xã hội phải tuân giữ pháp luật, tuân giữ quy tắc chế độ, tuân giữ lễ phép. Đây đều là phạm trù của lễ.

Đức thứ sáu là nghĩa, được gọi là đức chi nghi dã. Chữ nghi này nghĩa là nên làm, nên tuân theo. Nguồn gốc của nó ở trong ngũ luân đạo đức là vua tôi có nghĩa, mở rộng ra là trong xã hội khi làm tất cả mọi việc đều phải thấy lợi thì nghĩ đến nghĩa vụ. Nếu như thấy được cái lợi mà quên đi cái nghĩa thì đây gọi là thấy lợi quên nghĩa, đây là không có đạo đức.

Đức thứ bảy là liêm, gọi là đức chi tiết dã. Cái tiết này là chỉ khí tiết. Khí tiết phải thanh cao, phẩm hạnh phải liêm khiết. Đây là trong công việc phải hiểu được liêm khiết và tôn trọng công lý. Nhân phẩm của chính chúng ta cũng phải thanh cao liêm khiết.

Đức thứ tám là sỉ. Sỉ là đức chi cơ dã.

Đây là nền móng của đạo đức, tại sao vậy?

Nếu như con người biết sỉ thì chúng ta nói con người này có lương tâm. Biết sỉ thì có thể khiến cho chúng ta không đến nỗi mất đi lương tâm của mình.

Ở đây cái gọi là ngũ luân đạo đức, hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ và ngũ luân mà khi nãy mẹ tôi đã nói đều có thể làm được tốt, đây chính là có thể làm được đến chỗ biết sỉ, mở rộng ra ngoài xã hội có thể làm được đoạn trừ tất cả ác, hết thảy những việc vi phạm pháp luật, làm loạn kỷ cương phép nước đều không làm.

Tám cái đức này là nguyên tắc làm người. Hiện nay chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người lãnh đạo đất nước cũng đề ra cái gọi là Tám điều vinh tám điều nhục.

Trên thực tế cái tám điều vinh tám điều nhục này cũng chínhhiện đại hóa của bát đức. Chúng ta xem trong tám điều vinh tám điều nhục nói những gì.

1. Lấy yêu mến Tổ quốc làm vinh, lấy nguy hại Tổ quốc làm nhục, đây là nói đến trung.

2. Lấy phục vụ nhân dân làm vinh, lấy rời bỏ nhân dân làm nhục. Đây là nói đến hiếu.

3. Lấy tôn sùng khoa học làm vinh, lấy ngu muội vô tri làm nhục. Đây là nói đến tín.

4. Lấy cần cù lao động làm vinh, lấy siêng ăn nhác làm làm nhục. Đây là nói đến sỉ.

5. Lấy đoàn kết tương trợ làm vinh, lấy tổn người lợi mình làm nhục. Đây là nói đến đễ.

6. Lấy thành thật giữ tín làm vinh, lấy thấy lợi quên nghĩa làm nhục. Đây là nói đến tín và nghĩa.

7. Lấy tôn kỷ giữ pháp làm vinh, lấy vi pháp loạn kỷ làm nhục. Đây là nói đến liêm và sỉ.

8. Lấy gian khổ phấn đấu làm vinh, lấy kiêu sa dâm dật làm nhục. Đây là cũng là nói đến liêm và sỉ.

Mẹ: Năm ngoái, Mao Sâm lấy đạo đức làm nội dung cho một số bài báo cáo diễn giảng, tiến hành diễn giảng các nơi trên Thế giới.

Trong đó bài báo cáo tựa đề Rõ Đạo Đức Biết vinh nhục khi diễn giảng trong rất nhiều trường Đại Học đều nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.

Tại Đại Học Bắc Kinh, tại Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Bắc Kinh, tại Đại Học Sư Phạm Bắc Kinh, tại Đại Học Trung Dược Bắc Kinh, v.v… các sinh viên đều rất là hoan nghênh.

Sau đó được trường Trung Ương Đảng Bắc Kinh ghi hình giám chế làm thành tư liệu học tập cho tất cả các trường Đảng trong cả nước với nhan đề là cách nhìn về vinh nhục trong xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra Mao Sâm còn đem đạo đức làm người làm thành nội dung cho bài báo cáo với đề mục: Nền móng của thành công và hạnh phúc. Khi diễn giảng tại Nam Kinh vào năm ngoái thì được Trung Tâm giáo Dục Đạo Đức Phụ Nữ Và Nhi Đồng Trung Quốc chế tác làm thành tài liệu học tập cho một ngàn phòng dạy học trên cả nước. Vậy giáo dục trong gia đình phải nắm được cái căn bản này, chính là phải dạy cho con trẻ cái đạo đức làm người.

Vậy trong cuộc sống, làm thế nào để nắm bắt những thứ nhỏ nhặt của cuộc sống?

Kỳ thực giáo dục thì không có gì là việc nhỏ cả, làm việc nhà cũng là giáo dục. Cho nên chúng ta phải đặc biệt mà nhắc nhở những người cha người mẹ trẻ tuổi này, nếu muốn dạy con, nhất định phải dạy nó làm việc nhà, phải dạy trẻ con học cách tự lo liệu cuộc sống của bản thân. Hiện nay có những phụ huynh sắp xếp cho con cái quá nhiều lớp học tập ngoại khóa.

Những lớp học về nghệ thuật cũng quá nhiều, như là lớp học đàn piano, lớp học Thư Pháp, lớp học vũ đạo, lớp học hội họa, còn có lớp võ thuật nữa, v.v...

Trẻ con bận rộn từ thứ hai đến chủ nhật, không được nghỉ ngơi, còn bận rộn hơn cả một vị giám đốc nữa, cả ngày cứ vội vàng đi tiếp thu bài giảng này, rồi lại đi nghe bài giảng khác.

Trên thực tế, sự trưởng thành về trí tuệ học tập của con trẻ không phải hoàn toàn dựa vào việc bạn sắp xếp cho nó bao nhiêu lớp tài năng nghệ thuật hay bao nhiêu lớp kỹ thuật. Việc học của đứa trẻ đều là tăng trưởng về trí tuệ. Đứa trẻ học làm được việc nhà đều có thể tăng trưởng được trí tuệ của nó.

Tôi còn nhớ khi Mao Sâm học lớp bốn, có một hôm chúng tôi tan ca trở về, tôi vừa mở cửa nhìn vào thì Mao Sâm liền chào tôi và nói: Chào mẹ! Xin mời vào!

Tôi nhìn xem, thì ra đã làm xong một bàn đầy cơm canh, trên đó có trứng chiên, rau xào, còn cơm thì cũng nấu rất ngon lành, ngoài ra còn có một ít món phụ và món mặn đều đã dọn sẵn. Đây là lần đầu tiên con tôi chủ động làm một bữa cơm cho cha mẹ, cho nên tôi ấn tượng rất sâu. Nhưng mà chúng tôi cũng rất kinh ngạc.

Kỳ thực là Mao Sâm ở nhà thường nhìn thấy chúng tôi làm việc nhà, cũng tham gia làm với chúng tôi như là quét nhà, đi đổ rác, ra quán tạp hóa gần nhà để mua tương, mua giấm, rồi giúp rửa rau, xắt rau, v.v... đều là làm những công việc nhà này.

Trong kỳ nghỉ đông chúng tôi đưa con đi về vùng nông thôn, đi về nhà ông bà nội, về quê chơi một chuyến, tham gia vào một số công việc đồng áng, đi xem những loại hoa màu này mọc lên từ dưới đất như thế nào, đi xem rau cỏ lớn lên như thế nào. Những bạn nhỏ bây giờ nếu như bạn hỏi chúng là gạo từ đâu mà có thì chúng sẽ nói là từ siêu thị.

Khó trách cổ nhân đã phải cảm thán rằng: Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần, nhưng trẻ con thì không hề biết. Chúng tôi dắt Mao Sâm đi về nông thôn để tham gia và học hỏi những công việc đồng án này.

Được tham gia một số công việc đồng án ở nông thôn, thêm nữa được đi lại bằng chân không trên bùn đất, được trèo cây Mao Sâm trèo cây rất giỏi, được ra những con sông suối nhỏ để bơi lội, chơi cùng với trẻ con ở trong thôn. Mao Sâm từ nhỏ đến lớn tôi chưa từng mua cho bất kỳ món đồ chơi nào cả. Tôi cảm thấy Trời đất rộng lớn chính là nơi để chơi đùa.

Tính tự lập của Mao Sâm cũng khá mạnh, vì từ nhỏ, lúc mới ba tuổi tôi đã gửi hẳn vào nhà trẻ, cho nên từ ba tuổi tới sáu tuổi hoàn toàn là ở trong nhà trẻ, đến cuối tuần chúng tôi mới rước về nhà.

Khi đó Mao Sâm chỉ là một đứa trẻ ba bốn tuổi mà thôi. Khi tôi đi rước về nhà đều là dắt đi bộ. Từ nhà trẻ mà đi về nhà của chúng tôi có đi ngang qua một công viên lớn. Đây là công viên Việt Tú của thành phố Quảng Châu.

Trong công viên này có một ngọn núi, đây là công viên duy nhất có núi của thành phố Quảng Châu. Chúng tôi từ cửa phía Nam của công viên đi qua cửa phía Bắc của công viên thì phải vượt qua một ngọn núi nhỏ. Khi đó tôi để cho Mao Sâm tự mình mang cặp. Trong cặp có rất là nhiều đồ đạc, nào là quần áo, nón nải, căng phồng như là một cái trống vậy. Lúc này gặp phải một bà lão đi bộ trong công viên.

Bà nhìn thấy Mao Sâm mang một chiếc cặp to, bà liền nói: Sao cô lại có thể để cho đứa nhỏ mang cặp sách vậy?

Cô là người lớn phải xách phụ nó chứ. Bà lão này nói với tôi như vậy, tôi chỉ cười cười, lấy chiếc cặp trên người của con xuống. Sau đó, đợi cho bà lão đi xa rồi tôi lại lấy chiếc cặp đeo lên lại cho Mao Sâm. Mao Sâm từ nhỏ đã cùng tôi luyện tập đi bộ, leo núi, rồi đi dạo, cho nên thân thể khá là khỏe mạnh.

Buổi sáng mỗi ngày đều cùng tôi vận động, bơi lội, cho nên từ khi trung học cho đến Đại Học Mao Sâm luôn là vận động viên bơi lội trong đội bơi lội của nhà trường.

Khi cậu ấy học đại học, do bơi lội rất xuất sắc, tham gia cuộc thi bơi lội của trường đại học thành phố Quảng Châu và đạt được giải. Mao Sâm còn được trường học khi đó tặng cho một món tiền thưởng là một ngàn năm trăm nhân dân tệ.

Lúc đó, tiền lương của chúng tôi thông thường chỉ ở vào khoảng vài trăm nhân dân tệ trở lại, cho nên số tiền thưởng thể dục một ngàn năm trăm tệ này đều làm mọi người rất ngưỡng mộ.

Cho nên, chúng ta luyện tập những thói quen tốt để thân thể khỏe mạnh và cuộc sống độc lập cho con trẻ là vô cùng quan trọng. Đây đều không phải là chuyện nhỏ. Những thói quen sống tốt đẹp này là vốn liếng của cả một đời chúng ta. Trong cuộc sống thường ngày tôi cũng không có hỏi con mình thích ăn món gì.

Tôi nấu món gì thì ăn món nấy. Tôi cũng không mua cho con những bộ quần áo hàng hiệu hay những đôi giày thể thao hàng hiệu. Tôi từ trước tới nay chưa hề làm qua những việc như thế. Tôi mua cho quần áo gì thì mặc quần áo đó.

Tôi nấu món gì thì ăn món đó. Chúng ta thấy trong một số gia đình hiện nay có duy nhất một đứa con, thế là nuôi đứa con này như là nuôi một tiểu hoàng đế, hay là một tiểu công chúa không khác.

Cả một nhà đều vây quanh một đứa trẻ, hễ đứa trẻ muốn ăn gì thì người lớn dù bận chuyện gì cũng đều lấy cái quyết định của đứa trẻ để mà làm quyết định của cả nhà.

Tôi cảm thấy đây là một sự việc rất đáng tiếc. Người Trung Quốc tuổi thơ ấu là tiếc phước, quý trọng hạnh phúc, quý trọng phước báu, thanh niên và trung niên đều phải tu phước, phải tạo phước, đến khi về già mới là hưởng phước.

Cho nên chúng ta không nên cho con trẻ quá nhiều sự hưởng thụ, phải khiến cho cuộc sống của chúng trải qua được một cách bình thường là được rồi. Con trẻ có thể chịu khó trong cuộc sống, thì trong học tập mới có thể chịu khó, trong sự nghiệp mới có nghị lực mà đạt được thành tựu.

Tôi cũng từ việc không dùng bất kỳ hình thức vật chất nào để khích lệ con mình học tập đạt điểm cao, nhưng tôi có một một phương pháp để khuyến khích.

Tôi rất chú ý đến việc trong lớp của con mình học sinh nào ưu tú, chỉ cần bạn học nào trong lớp của Mao Sâm ưu tú nhất thì chúng tôi liền mời bạn đó đến nhà chúng tôi làm khách.

Tôi chuẩn bị nào là trái cây, thức ăn, cơm trưa để mà tiếp đãi những bạn đó. Đồng thời cũng mời luôn những người bạn thân cùng đến, mở một buổi tọa đàm học tập, cung kính mời những bạn học của Mao Sâm giới thiệu về học tập của mình.

Nếu bạn nào giỏi tiếng Anh thì tôi mời bạn đó giới thiệu về việc học tiếng Anh, nếu bạn nào giỏi môn Ngữ Văn thì mời bạn đó giới thiệu về việc học Ngữ Văn, học toán giỏi thì mời giới thiệu về việc học tập môn toán.

Vì bạn học này sau khi đến nhà thì nhận được sự cung kính, Mao Sâm nhìn thấy được nên cũng rất chú ý lắng nghe những kinh nghiệm của mọi người. Sau đó thì cũng rất là cố gắng, liền âm thầm gắng sức. Không bao lâu thành tích học tập đã vượt qua được những người bạn học này.

Phương pháp này rất là khéo, có thể khích lệ cái tinh thần tự cường tự lập của trẻ. Cho nên tôi cảm thấy các vị phụ huynh chúng ta không thể dùng tiền bạc vật chất để mà khích lệ việc học của trẻ.

Người Trung Quốc có nói: Trọng thưởng tất sẽ có người hùng, câu này không thể dùng trong gia đình được. Chúng ta mà dùng tiền bạc và vật chất để kích thích việc học cho con trẻ, như vậy thì đã khiến cho trẻ nhận lấy cái ô nhiễm của tiền bạc. Điều này xin các vị phụ huynh chúng ta nhất định phải chú ý.

Đệ Tử Quy nói: Thấy người tốt, nên sửa mình, dù còn xa, cũng dần kịp. Cho nên chúng ta không thể dùng vật chất kích thích hay dùng việc trọng thưởng để kích thích con cái học tập.

Đệ Tử Quy còn nói: Chỉ đức học, chỉ tài nghệ, không bằng người, phải tự gắng. Cho nên chúng ta làm mẹ phải giỏi về việc dẫn dắt con cái làm sao học tập ở những người bạn học ưu tú để tự cường tự lập.

Hơn nữa giáo dục gia đình cũng phải chú ý việc bồi dưỡng cho con cái năng lực độc lập hoàn thành công việc. Tôi còn nhớ năm Mao Sâm tốt nghiệp trung học, khi đó đang chờ dán bảng danh sách kết quả thi trung học. Đúng ngay lúc đó tôi nhận được một thông báo dự hội nghị đi đến Hàng Châu tham gia cuộc họp nghiên cứu thảo luận về nghệ thuật quản lý và quan hệ công cộng cao cấp.

Khi đó đơn vị của tôi, công việc của tôi rất là bận rộn, không thể đi, mà công việc của đơn vị cũng không thể nào để người khác đi được.

Tôi nghĩ cái tờ thông báo dự hội nghị này thật không thể lãng phí, tôi muốn bảo con trai tôi đi, bảo con trai tự mình lo liệu chi phí đi luyện tập một chuyến xem sao.

Cho nên tôi nói với Mao Sâm: Con không phải là thường nói với mẹ rằng nên cho cơ hội để con rèn luyện sao?

Cơ hội lần này đến rồi. Bây giờ có một cuộc hội nghị con phải đi tham gia, hội nghị này ở Hàng Châu. Con phải chuẩn bị tốt hành trang, chuẩn bị một quyển sổ ghi chép, thay cho mẹ đi dự cuộc hội nghị này.

Mao Sâm nghe xong liền ngây người ra, vì phải đi tham dự hội nghị cao cấp như vậy. Tôi nói tiếp, lần hội nghị này đều là giáo sư, học giả của các nơi, còn có một số chuyên gia về mặt quản lý và quan hệ công cộng.

Tôi nói: Sau khi con đi về, vì con thay mẹ đi mà, con phải ghi chép cho tốt, ngoài ra con phải khiêm tốn mà thỉnh giáo các vị giáo sư và chuyên gia. Sau khi con trở về lại Quảng Châu thì truyền đạt lại ý nghĩa chủ yếu của hội nghị cho mẹ.

Đến lúc đó mẹ sẽ mời tất cả bạn bè thân thích tụ họp lại để lắng nghe báo cáo của con. Mao Sâm cảm thấy được cái trách nhiệm này, cũng thấy là một vinh dự. Cậu ấy tự mình làm tốt công tác chuẩn bị, đi đến trạm xe lửa mua vé, chuẩn bị hành lý.

Tôi dặn dò rằng: Con đến Hàng Châu phải nhớ xuống tàu, vì tàu lửa này đi qua Hàng Châu vào ban đêm. Nếu như con mà quên xuống thì xem như đã bỏ qua cơ hội dự cuộc họp này.

Sau đó thì thả tay để cho Mao Sâm lên đường đi rèn luyện. Sau bảy, tám ngày thì Mao Sâm đã bình an trở về nhà. Cậu ấy đã thích thú mà kể lại một mạch việc ở Hàng Châu và Thượng Hải, tình hình làm việc của hội nghị.

Chủ nhật tôi mời hết bạn bè thân của mình đến, mời luôn các bạn thân trạc tuổi với Mao Sâm đến, phụ huynh của các bạn đó cũng đều đến để nghe báo cáo của Mao Sâm về tinh thần của cuộc hội nghị quản lý và quan hệ công cộng cao cấp toàn quốc.

Khi đó Mao Sâm mở quyển sổ ghi chép ra. Quyển sổ ghi chép này cũng được ghi chép rất rõ ràng tường tận, làm được rất tốt. Ngoài ra Mao Sâm còn báo cáo từng điều từng điều một rất thứ tự mạch lạc. Tôi ngồi bên cạnh nghe rất là thích thú, mọi người nghe đều rất là thích thú.

Tôi ở bên cạnh tỉ mỉ mà quan sát, tôi cảm thấy khí chất của con trai mình tương lai có thể dạy trong trường đại học, có thể làm một giáo sư, tôi cảm thấy cần phải bồi dưỡng huấn luyện con mình thành một giáo sư. Đây không những là công việc của tôi mà còn là công việc rất quan trọng nữa.

Việc nuôi dạy con cái của người mẹ là một sự nghiệp quan trọng hơn cả. Mao Sâm đã dựa vào cái thành tích học tập ưu tú của mình để thi vào Trường Đại Học Trung Sơn chuyên ngành Mậu Dịch Tài Chính Quốc Tế. Lúc đó chính là tâm nguyện thứ nhất của Mao Sâm.

Chuyên ngành này khi đó thi vào Đại Học là chuyên ngành điểm số xét tuyển cao nhất. Sau khi thi xong Đại Học thì được mười tám tuổi. Mao Sâm đã viết cho tôi một tấm thiệp, còn đề là Thiệp Cảm Ơn.

Sau đây xin được chia sẻ với mọi người: Mẹ kính yêu! Nhớ lại những việc đã qua, mẹ đã bao năm nuôi dạy mới khiến con có thể được học ở Trường Đại Học Trung Sơn, nơi học tốt nhất ở Lĩnh Nam này, khiến cho con được đào tạo ngành học tốt nhất ở ngôi trường này.

Với lòng biết ơn, con muốn dùng một câu thơ để biểu đạt cái lòng biết ơn này: Lời nào tâm tấc cỏ, báo đáp nắng ba xuân. Phía sau tấm thiệp còn kèm theo một bài thơ ngắn. Bài thơ này do một nhà thơ hiện đại Trung Quốc viết, rất là có ý nghĩa.

Bài thơ này có tựa đề là Tình Yêu Của Mẹ:

Tình Yêu Của Mẹ

Chúng ta cũng yêu mẹ,

Nhưng không bằng mẹ yêu chúng ta.

Tình yêu của chúng ta là con suối nhỏ,

Tình yêu của mẹ là đại dương bao la.

Hạnh phúc của chúng ta,

Là nét tươi vui trên gương mặt mẹ.

Đau khổ của chúng ta,

Là nỗi đau buồn sâu thẳm trong đôi mắt mẹ.

Chúng ta có thể đi rất xa rất xa,

Nhưng cũng không vượt ra tâm hồn bao la rộng lớn của mẹ…

Về văn hóa đời sống của giáo dục gia đình chúng tôi thường tổ chức hội họp về học tập giáo dục gia đình, còn tổ chức các chuyến du lịch song song với những hoạt động như là có hiếu với cha mẹ và làm vui cha mẹ.

Những đứa trẻ này đều rất khát vọng được trèo núi cao vượt sông rộng, xem cho thỏa cái non sơn gấm vóc của Tổ quốc, mở rộng tầm nhìn và tấm lòng mình để bồi dưỡng cái tình cảm của chủ nghĩa yêu nước. Tôi rất muốn đưa con đi tham dự những lần du lịch như vậy.

Nếu như tôi quá bận rộn thì tôi gửi Mao Sâm cho bạn thân của tôi hoặc là người nhà của bạn tôi để cùng đi tham dự hoạt động này.

Có một lần Mao Sâm đi du lịch cùng với cả nhà của người cậu, lúc đó Mao Sâm mới mười ba tuổi. Tôi cảm thấy một đứa trẻ mười ba tuổi nếu sau khi xa cha mẹ thì sẽ càng hiểu chuyện hơn.

Mao Sâm cùng với cả nhà của cậu đi đến Tứ Xuyên chơi một chuyến. Trong chuyến đi đã viết cho chúng tôi một bức thư. Bức thư này hiện còn lưu giữ trong tủ đựng kỷ vật văn hóa của gia tộc chúng tôi.

Bây giờ chúng tôi lấy ra để chia sẻ với mọi người một chút, xem cậu con trai mười ba tuổi này sau khi xa gia đình thì cảm nhận cuộc sống như thế nào?

Ba mẹ kính yêu! Chào ba mẹ!

Đã năm ngày không được gặp ba mẹ rồi, ba mẹ có khỏe không?

Hiện giờ con và mọi người đều đã đến My Sơn một cách an toàn rồi. Xin ba mẹ cứ yên tâm. Chúng con ngồi tàu nhanh từ Quảng Châu đi Tây An, đi tham quan một số danh lam thắng cảnh như là Lầu Chuông, Đại Nhạn Tháp, khiến cho chúng con được mở rộng tầm mắt. Chúng con ở một đêm trong lữ tại Tây An.

Hôm sau thì ngồi tàu nhanh thẳng đến Thành Đô, chịu đựng hết một đêm trên xe lửa. Sau khi đến Thành Đô, chúng con đã ăn những món nổi tiếng của Thành Đô như là vịt quay họ Trương, bánh trôi nước họ Lai, chúng con cũng nếm cả những món thịnh soạn khác nữa.

Đến tám giờ tối thì chúng con đã tới My Sơn. Nghĩ lại, từ Quảng Châu chúng con tới My Sơn, lúc trên xe lửa mỗi lúc một gian khổ hơn. Từ Quảng Châu đi Tây An là ghế giường nằm, từ Tây An đi Thành Đô là ghế ngồi, từ Thành Đô mà đi My Sơn thì đứng. 

Chúng con đến My Sơn thì chuẩn bị đi đến những thắng cảnh du lịch để chơi như là Công viên Tam Tô, Lạc Sơn Đại Phật, Núi Nga Mi,… nói tóm lại là chúng con đi chơi nhất định là sẽ rất vui.

Chúc ba mẹ công việc thuận lợi, sức khỏe dồi dào.

Con trai của ba mẹ, Mao Sâm.

Ngày 25 tháng 7 năm 1986.

Từ bức thư này chúng ta có thể thấy được vài vấn đề. Thứ nhất là thấy được đứa trẻ mười ba tuổi này sau khi xa cha mẹ thì rất là lưu luyến cha mẹ, rất là nhớ cha mẹ, cho nên chủ động viết thư cho chúng tôi. Cái tình cảm thân thương đối với cha mẹ này là vượt ra ngoài giấy bút.

Thứ hai là chúng ta có thể thấy, đứa trẻ khi gặp phải khó khăn trong chuyến đi, bắt đầu là giường nằm sau đó là ghế ngồi, sau nữa là đứng, tuy hoàn cảnh trong chuyến đi trở nên gian khổ nhưng mà vẫn cứ vui vẻ tiếp nhận. Đây chính là cái tinh thần mà chúng ta cần phải dạy cho con cái, chính là mãi mãi lạc quan mà đương đầu với cuộc sống.

Điều thứ ba, chúng ta có thể thấy là đứa trẻ này khi đi du lịch cùng với một gia đình khác mà có thể chung sống hòa thuận với các anh chị em họ, cũng chính là tôn trọng người cậu và người mợ.

Cho nên mới nghe người cậu phản ánh rằng, Mao Sâm trên đường đi đều rất là nghe lời mà tính tự lập cũng rất cao, tự lo cho bản thân rất tốt, bên cạnh đó trong suốt chuyến đi bất luận là gặp phải tình huống như thế nào thì Mao Sâm cũng vui vẻ thích thú, chí khí mạnh mẽ.

Cho nên đối với việc dạy dỗ con cái, tôi có một kinh nghiệm, đó là có khi chúng ta phải để cho con cái rời xa cha mẹ, để chúng rời xa cha mẹ mà tập luyện một chút, chúng sẽ trưởng thành nhanh hơn, mà cũng càng trở nên quí trọng tình thương yêu của cha mẹ hơn.

Hiện nay chúng ta đa số đều là gia đình một con. Giáo dục con cái không chỉ là sự việc mẹ với con, con với mẹ, đơn giản như vậy. Chúng ta cần phải mở rộng ra với ông bà nữa, phải làm cái việc hiếu thảo với ông bà cha mẹ và làm vui ông bà cha mẹ.

Con trẻ trong những công việc hiếu thảo và hài lòng cha mẹ luôn luôn nâng cao phẩm chất đạo đức của mình rất nhanh. Mao Sâm có ông nội bà nội, còn có ông ngoại bà ngoại, cả thảy bốn người ông bà.

Trong những người lớn tuổi đều có tố chất của văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhất cử nhất động của người lớn, một câu nói dặn dò của người lớn cũng có tác dụng giáo dục và nhắc nhở đối với con trẻ, cho nên những người cha mẹ trẻ chúng ta nhất định cần phải quan sát những cái ưu điểm của người lớn nhiều hơn nữa, tán thán ưu điểm của những người lớn này, như vậy mỗi lần con trẻ và ông bà tiếp xúc với nhau thì nó sẽ tập trung sức chú ý của mình vào những ưu điểm đó.

Những đứa trẻ thường tiếp xúc với ông bà thì tính cách đều rất là tốt, đều rất là rộng rãi, rất ôn hòa, sẽ không lập dị lẻ loi mà đều rất là có tình cảm và yêu mến cuộc sống.

Chúng tôi đưa Mao Sâm về quê thăm ông bà nội. Chúng tôi tán thán ông bà cụ. Ông bà tuy không biết văn hóa là gì, nhưng chúng tôi tán thán ông bà cụ, tán thán ông bà cần cù, tiết kiệm. Chúng tôi học ông bà phương pháp làm đồng án, học kinh nghiệm sống của ông bà.

Về thành phố chúng tôi đi thăm ông ngoại,ngoại. Ôngngoại đều là người trong ngành giáo dục, thế là chúng tôi tán thán trình độ văn hóa của ông bà.

Chúng tôi học tập ông bà về lịch sử, về văn hóa, về giáo dục. Cho nên ở người lớn có những cái chúng ta học mãi cũng không hết. Mỗi lần chúng tôi đưa con đi gặp ông bà đều là một lần giáo dục đời sống.

Mỗi lần gặp ông bà thì phải cho con ăn mặc quần áo chỉnh tề, phải mua một ít quà. Con trẻ cũng nhìn thấy phải mua quà cho ông bà.

Hơn nữa còn phải ghi nhớ ngày sinh của ông bà, đặc biệtphải chuẩn bị tiết mục để đi gặp ông bà, con nói khi gặp ông bà, con sẽ đọc bài thơ gì.

Cho nên trẻ rất là khẩn trương, rất là vui khi làm những công việc chuẩn bị này. Khi cha tôi được tám mươi tuổi thì Mao Sâm đã viết một bài thơ tên là Lão Nhân Tụng để dâng lên cho ông mình.

Bây giờ cũng xin được chia sẻ cùng mọi người: Bài thơ bày tỏ tấm lòng với người ông tám mươi tuổi.

Lão Nhân Tụng

Ông kính yêu của chúng con,

Đã trải qua tám mươi mùa xuân,

Ông trải qua cuộc sống bao gian nan,

Chấp nhận bao phong ba dồn dập,

Gian khổ đã tẩy trắng mái tóc ông,

Sương gió đã khắc lên trán ông những vết tích.

Vậy mà, ông lại không ngừng lại với những thành tích đã qua, trái lại luôn vì con cháu đem đến cho những món ăn ngon, vẫn cứ đội cơn mưa như trút nước, đến nhà của đứa cháu sắp thi vào trung học, để mà tiến hành quyết sách và tham mưu, tuy đã già, phải chống gậy đi, nhưng chưa hề chùn bước, ông chẳng cần chúng con ở bên hầu hạ, trái lại luôn thôi thúc chúng con tự làm mới mình, kính thích chúng con phấn đấu tiến lên.

Ông ơi!

Ông là một bộ văn hiến quý giá,

Thân thể tuy có già yếu,

Như nét chữ mờ nhạt,

Nhưng những hàm ý sâu bên trong,

Thật không có cách phai mờ.

Ông ơi! Ông là ngọn đèn biển chỉ rõ phương hướng cho hậu sinh, hướng dẫn chúng con tránh đá ngầm, dũng cảm tiến lên.

Ông ơi! Ông là sợi dây gắn bó các thành viên trong gia đình, duy trì sự hữu ái, hài hòa trong tình thân. Chúng con sẽ tôn kính và yêu quý ông, không chỉ là tình cảm mà còn là cảm niệm với cái vất vả cực nhọc cả một đời, là lòng yêu thương, là thể hiện của tình cảm đạo nghĩa.

Nhà tiên tri Mosey của Ki Tô giáo từng nói: Ai khiến ông bà rơi nước mắt, ta sẽ làm mặt đất rung chuyển. Hôm nay, chúng con sẽ đem thành tích tốt nhất của mình dâng lên cho ông được vui, để ông luôn mở miệng tươi cười, khỏe mạnh sống lâu.

Cháu ngoại Mao Sâm, Kính thư!

Âm lịch ngày 15 tháng 6 năm 1990.

Chúng ta phải nên khiến cho ông bà thường nở nụ cười. Mao Sâm cũng đã từng làm như vậy. Tuy ông bà ngoại đã không còn nhưng ông bà nội thì vẫn còn.

Sau khi Mao Sâm được đi làm thì đã mua một căn nhà ở thành phố Quảng Châu cho ông bà nội ở, đón ông bà nội từ dưới quê lên để hai ông bà được an dưỡng tuổi già.

Hai ông bà rất là vui thích, mỗi lần nhìn thấy Mao Sâm thì cười thật là tươi, vui vẻ tận đáy lòng. Cho nên chúng ta mãi mãi phải cảm ơn ông bà, mãi mãi phải tôn kính và phụng dưỡng ông bà.

Phía trước chúng tôi đã báo cáo với quý vị đến nội dung thứ năm là lấy giáo dục gia đình làm đầu cùng giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, giáo dục Thánh Hiền đồng loạt vận dụng.

Lần đó chúng ta đã bàn đến giáo dục nhà trường là nối tiếp của giáo dục gia đình, giáo dục xã hội là mở rộng của giáo dục gia đình, giáo dục Thánh Hiền là sự thăng hoa và viên mãn của giáo dục gia đình. Bốn loại giáo dục này đối với con cái phải dung hòa mà tiến hành.

Lần trước chúng ta cụ thể cũng đã nói đến trong giáo dục gia đình, phải thường xuyên dẫn dắt con trẻ cùng làm những việc hiếu kính và vui lòng cha mẹ. Đây là đối với giáo dục cuộc sống của trẻ mà chúng ta đã nói đến.

Vào khi sinh nhật lần thứ tám mươi của cha tôi, Mao Sâm viết bài Ca Ngợi Ông. Và khi ngày sinh lần thứ tám mươi hai của Mẹ tôi, Mao Sâm lại viết bài thơ để chúc tặng, để chúc mừng ngày sinh lần thứ tám mươi hai của bà. Xin được chia sẻ với mọi người bài thơ này.

Giáo sư:

Đó là năm 1992, tôi mười chín tuổi.

Ngoại kính yêu của con, chúc mừng sinh nhật.

Xin cho con được ví người như một ngọn nến,

Đốt cháy chính mình, soi sáng người khác,

Xin được ví người như là một cây đa cao lớn,

Che chở cho con cháu một cách vô tư.

Đó là chưa nói người đã chịu bao đắng cay nuôi dạy con cái nên người, ngay cả đến đời cháu, trong quá trình trưởng thành có lúc nào không hiện diện thân giáo và lời dạy của bà?

Lão Thái Sơn à. Người như sao Bắc Đẩu chiếu sáng, khiến cho chúng con hòa thuận, đoàn kết, tiến bộ. Chân thành chúc phúc người, Lão Thái Sơn, sống lâu như tùng bách.

Cô giáo: Trong buổi họp mặt của gia tộc, Mao Sâm với tư cách là cháu ngoại, phải trình diễn thơ văn cho ông bà xem, còn cháu đích tôn trai, đích tôn gái và có một số cháu ngoại trai cháu, ngoại gái khác, đều cùng tranh để diễn tiết mục của mình cho ông bà xem, tạo nên bầu không khí kính trọng và làm vui ông bà trong gia tộc. Đây là tập quán truyền thống của gia tộc chúng tôi.

Những bài thơ và thiệp chúc mừng này được lưu giữ rất nhiều trong tủ văn hóa của gia tộc chúng tôi. Lần này vì để báo cáo với mọi người, chúng tôi đều đã đem chỉnh lý trở lại.

Nhìn lại quá trình cuộc sống ba mươi bốn năm qua của Mao Sâm, chúng tôi thấy đáng vui mừng ở chỗ, Mao Sâm không phải là đứa con lớn khôn bởi truyền hình, không phải đứa con lớn khôn bởi người bảo mẫu, cũng không phải là đứa con lớn khôn bởi ông bà, mà là đứa con lớn khôn bởi người mẹ, là đứa con lớn khôn bởi văn hóa truyền thống của chúng ta.

Thời thơ ấu của Mao Sâm cũng là thời kỳ cải cách mở cửa, đại cách mạng văn hóa đã gây ra sự đứt đoạn, vẫn còn chưa hoàn toàn phục hồi, mà khi đó máy truyền hình thì đã phổ biến trong khắp các gia đình.

Khi mở truyền hình lên, chúng tôi xem thấy rất nhiều các tiết mục truyền hình nước ngoài, là tiết mục truyền hình hải ngoại, đã đi vào gia đình của mỗi người.

Những tiết mục này thường thường là có rất nhiều những cảnh nói chuyện yêu đương và những cảnh thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Tôi cảm thấy đây là một thứ ô nhiễm đối với trẻ con, cho nên chúng ta nên dẹp bỏ truyền hình, người lớn trẻ con đều không xem. Có thể nói Mao Sâm từ lúc tiểu học đến trung học rồi đại học, chỗ đắc lực nhất của cậu ấy chính là rất ít xem truyền hình.

Hồi đó trong lòng chúng tôi đều có một niềm tin, chính là những thứ đầy ưu tú của chúng ta sau này đều sẽ hiển hiện ra, sẽ thay thế những tiết mục truyền đến từ hải ngoại này.

Cách đây không lâu, quả nhiên chúng tôi cũng được xem một bộ phim kịch truyền hình dài mười sáu tập tựa là Khổng Tử. Mẹ con chúng tôi đều rất là vui mừng, chúng tôi đã xem liên tục hai lần.

Hiện nay trên các kênh truyền hình của chúng ta, những tiết mục hay mà tự chế tác cũng đã không ngừng nối tiếp xuất hiện.

Kể từ đầu năm đến nay, tôi thấy đài trung ương đang trong thời kỳ rực rỡ, những tiết mục được phát sóng đều rất có ý nghĩa giáo dục.

Ví dụ như đài truyền hình vào tháng ba, tháng tư năm nay phát sóng phim những học sinh đúng mực, đây là một câu chuyện nói về thầy cô giáo và học sinh, đặc biệt là đã giới thiệu câu chuyện về Mao Trạch Đông khi còn là học sinh.

Trên thực tế bộ phim này muốn nói cho chúng ta biết, làm thầy cô phải như thế nào và làm trò phải ra sao, bộ phim này trả lời hai vấn đề này.

Ngoài ra còn có một bộ phim khác rất hay tên là Ấm Áp. Bộ Phim Ấm Áp là một câu chuyện nói về gia đình, câu chuyện về một Luật Sư ở Quảng Châu đã hiến quả thận cho mẹ của mình, cứu mẹ khỏi bệnh nhiễm độc nước tiểu. Người con này đã đem quả thận hiến cho mẹ ruột của chính mình. Suy cho cùng đây là một sự việc rất ít thấy.

Bộ phim dựa vào câu chuyện có thật này làm chính, nói về người con hiếu này trong cuộc sống bình thường và vĩ đại của mình.

Bộ phim này đã nói lên được điều gì?

Nói lên được làm con phải như thế nào, làm cha mẹ phải ra sao, giữa anh em phải sống với nhau như thế nào, giữa bạn bè phải sống với nhau ra làm sao.

Xem xong bộ phim này sẽ bằng với việc học một khóa về luân lý đạo đức. Ngoài ra còn có một bộ phim rất hay nữa tên là Trinh Quán Trường Ca, Theo ghi chép thì đất nước vào thời Nhà Đường có một sự tích gọi là Trinh Quán Chi Trị, đoạn sử tích này là đoạn rất nổi tiếng trong lịch sử của đất nước ta, gọi là giai đoạn lịch sử trị vì đại thái bình.

Hoàng Đế Đường Thái Tông là một người lãnh đạo vô cùng anh minh của nước ta. Bộ phim này chủ yếu nói lên được chúng ta làm một người lãnh đạo như thế nào, làm người bị lãnh đạo như thế nào, giữa Vua tôi phải nên trung nghĩa tương trợ như thế nào, và còn giữa Vua tôi phải nên đoàn kết như thế nào để khiến đất nước được an định, được hòa bình lâu dài, cho nên câu chuyện trong bộ phim này cũng là rất sống động.

Ngoài ra còn có một bộ phim cũng rất là hay, đều là xuất hiện trong năm nay, phim Giám Chân Đông Độ, chính là nói về hình tượng người xuất gia, nói về Giám Chân Đại Hòa Thượng đương thời đông độ đến Nhật Bản hoằng dương, đồng thời đem văn hóa của chúng ta mang đến Nhật Bản, tình hữu hảo Trung Nhật mà làm một cống hiến.

Bộ phim này cũng đặc biệt cho chúng ta biết, một người xuất gia phải nên lấy giới làm thầy như thế nào, phải nên nghiên cứu Kinh Điển như thế nào, xã hội và nhân dân mà cống hiến, mà tôn trọng xã hội và nhân dân.

Chúng ta cũng biết rằng người xuất gia chính là vị thầy của chúng ta, bộ phim này chính là đã nói với chúng ta vấn đề như vậy.

Đây đều là những tiết mục truyền hình xuất sắc, cho nên người làm mẹ như chúng ta nên giúp đỡ con cái lựa chọn những tiết mục xuất sắc này để xem, không thể cứ xem những tiết mục tình cảm yêu đương hay xem những phim đánh nhau.

Cho nên, người mẹ cần có cái năng lực phân biệt và năng lực lấy bỏ thì mới có thể bảo hộ giúp đỡ cho con cái khỏe mạnh lớn khôn.

Tố chất và sở thích của người mẹ là vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến con cái, thậm chí ảnh hưởng cả một đời nó.

Tôi tổng kết một chút về quá trình tự mình nuôi dạy con, tôi phát hiện có một số vấn đề mà lúc trước đã không chú ý lắm, bây giờ bắt đầu nhớ lại, cảm thấy có một số điều có thể đem giới thiệu với mọi người làm kinh nghiệm.

Thứ nhất, tôi tự mình không mê thích truyền hình, cho nên con tôi cũng không lãng phí quá nhiều thời gian vào việc xem truyền hình, mà chuyên tâm vào việc học, lúc làm việc thì chuyên tâm vào công việc.

Tôi tự mình có thói quen có thể dậy sớm, cho nên con của tôi cũng không có ngủ nướng. Trước khi tôi tiếp xúc Phật Pháp, chúng tôi đều thức dậy vào năm giờ sáng.

Về sau khi tiếp xúc Phật Pháp, tiếp xúc những giáo dục tốt đẹp của Thánh Hiền, trước bốn giờ sáng thì tôi đã thức dậy rồi. Con tôi nhìn thấy mẹ đã thức dậy rồi, thế là cũng không còn lưu luyến gì việc ở trên giường nữa.

Một điều nữa là bản thân tôi có thói quen vận động vào buổi sáng, cho nên con tôi cũng thích cùng với tôi luyện tập thân thể. Cậu ấy trong trường từ bơi lội, chạy bộ, đến bóng rổ, đều là vận động viên của trường cả.

Hơn nữa tôi từ xưa đến giờ không đánh mạt chược, cho nên con tôi cũng không bị tiêm nhiễm thói quen về mặt này, cũng không có lãng phí thời gian.

Tiếp nữa, tôi cảm thấy chính bản thân mình rất là thích đi tiếp cận những người thầy cô giáo có học vấn, có đạo đức, Mao Sâm cũng rất tôn kính thầy cô.

Còn nữa, tôi tự mình khá là thích mua sách và đọc sách, tôi cảm thấy con tôi nhận lấy sự ảnh hưởng là cũng thích đọc sách, một mạch đã đọc đến tốt nghiệp tiến sĩ.

Tôi thấy có sự nâng cao của mẹ thì sẽ có sự nâng cao của con, nếu như người mẹ có thể ham học thì con cái cũng giống như một miếng mút xốp thấm hút những điều hữu dụng, cho nên việc nâng cao tố chất người mẹ là vô cùng quan trọng.

Con cái chính là cái bóng của chúng ta, chúng ta có thể nhìn thấy ưu khuyết điểm của chính chúng ta ngay ở con cái, cho nên chúng ta nhất định cần phải nỗ lực nâng cao tố chất của mình. Tố chất của chúng ta nâng cao rồi, thì toàn bộ trình độ giáo dục gia đình cũng nâng cao lên.

Người làm phụ huynh chúng ta có khả năng vì con cái mà chọn trường học, vì con cái mà lựa chọn giáo dục của xã hội, dẫn dắt con cái tiếp thu giáo dục của Thánh Hiền.

Khi xưa tôi đã vì con mà chọn nhà trẻ số một thành phố Quảng Châu, tôi cảm thấy đây là một nhà trẻ rất tốt, Mao Sâm trong thời gian ba năm, từ ba tuổi đến sáu tuổi đều hoàn toàn là gửi ở ngôi trường này, chỉ có ngày thứ bảy cuối tuần khi đó thì chúng tôi chỉ nghỉ vào ngày chủ nhật mới đón Mao Sâm về nhà.

Giáo dục trong ba năm đều là gửi gắm giáo dục nhà trường, khiến năng lực tự lập trong cuộc sống của con trẻ rất mạnh, cho nên sau này cậu ấy thể ra nước ngoài du học, sau đó còn đến Úc Châu nữa. Dù ở Mỹ hay Úc Châu, cuộc sống ở đâu cậu ấy cũng có thể thích ứng.

Khi Mao Sâm lên học tiểu học, lúc đó tôi không có cách nào để chọn cho cậu ấy một trường tiểu học, do vì nơi chúng tôi ở tương đối là ngoại thành, cách thành phố cũng khá xa, trường tiểu học trọng điểm thì chúng tôi thật không có cách nào để đến được, tôi cảm thấy không thành vấn đề, người làm mẹ chúng ta chính là cô giáo ở nhà của trẻ, ở điểm này chúng ta nên có lòng tin với chính mình.

Khi đó tôi liền nghĩ rằng, tôi sẽ phụ đạo trong sáu năm tiểu học, cho nên cứ mỗi tuần tôi sắp xếp ba buổi tối để cùng con học tập, mỗi lần học khoảng một giờ đồng hồ, phụ đạo hai môn là ngôn ngữ và toán.

Tôi cũng không dùng sách giáo khoa của Mao Sâm, tôi đến nhà sách chọn vài quyển ngoại khóa làm tài liệu dạy bổ sung, rồi cùng con học tập, cũng gia tăng được một điểm, đó là một giờ đồng hồ giảng giải những bài luyện tập cho con như vậy.

Sau này đến khi cậu ấy học đến lớp bốn tiểu học thì được dự lớp tiếng Anh thiếu niên do Học Viện Giáo Dục thành phố Quảng Châu tổ chức, đi học vào mỗi ngày chủ nhật hàng tuần, cũng là tăng thêm một điểm.

Thi vào trung học chỉ thi một lần, thi lên trung học yêu cầu về trình độ đương nhiên khá cao, chúng tôi bình thường cũng thêm một chút so với khóa trình của trường, nên khi đó thi vào trung học thì thật không thành vấn đề.

Nhưng trước lúc thi kết thúc tiểu học lên trung học, tôi đem tất cả những ngày nghỉ bù và được nghỉ của mình gom lại nghỉ một lần, là ngày nghỉ tích lũy trong công việc, đại khái khoảng ba tuần, tôi liền ở tại nhà.

Do tôi ở nhà, cho nên lòng của cậu ấy cũng rất định. Cậu đã sắp thi toàn thành, tôi đã đem sách giáo khoa tiểu học cho cậu ấy học lại. Sau đó thì tôi đề nghị con tôi, thành tích toán học của cậu ấy khá cao, thành tích môn ngữ văn thì kém hơn một chút.

Tôi căn cứ vào tinh thần dạy học trong sách giáo khoa tiểu học định ra mười ba bài làm văn để cho con tôi làm, Mao Sâm làm xong thì tôi giúp chỉnh sửa lại, sau khi sửa xong thì chép lại một lần, xây dựng cơ sở như vậy.

Sau cùng thì ngày thi cũng đã đến, bởi vì có mẹ ở nhà, cho nên con trẻ trong lòng cũng rất là vững, có mẹ ở nhà quan tâm, trạng thái tinh thần của con vì thế cũng luôn giữ được tốt.

Lúc đó, sau khi cậu ấy thi xong, tôi còn nhớ Mao Sâm trở về đã nói với tôi rằng: Mẹ ơi! Nội dung đề bài bài thi làm văn hôm nay giống với nội dung mời ba đề bài mà chúng ta đã làm, con đã làm văn rất tốt. Sau đó thì đã thi đỗ. Mao Sâm dựa vào thành tích xuất sắc mà thi vào trường trung học tốt nhất thành phố Quảng Châu, trực thuộc Đại Học Sư Phạm Hoa Nam.

Ngôi trường trung học này là tính trong khu vực hoàng phố của chúng ta, thi vào với thành tích đứng đầu.

Lúc đó, vì chỉ là một trường tiểu học công xưởng, chưa hề xảy ra tình trạng như thế, cho nên hiệu trưởng cùng các thầy cô và giáo viên chủ nhiệm đều rất vui, Mao Sâm đã làm rạng rỡ ngôi trường cũ của mình, là đứng đầu toàn khu vực để vào học trường trung học hạng nhất.

Khi đó tôi chọn trường thuộc Sư Phạm Hoa Nam cho con, đây ngôi trường tốt nhất của tỉnh Quảng Đông, vì trước đây ngôi trường này cũng chính là nơi tôi đã học và tốt nghiệp, ngôi trường này trước giờ là ngôi trường thi đậu đại học đứng đầu Tỉnh Quảng Đông, năm nào cũng vậy.

Nhưng tôi không hoàn toàn vì tỉ lệ đậu đại học đứng số một mà lựa chọn ngôi trường này, thực ra là vì tố chất của thầy hiệu trưởng và các thầy cô giáo ở đây rất tốt, họ có tấm lòng yêu thương đối với học sinh, có trách nhiệm với học sinh, cho nên tôi rất tôn trọng thầy hiệu trưởng và các thầy cô ở ngôi trường này.

Ngoài ra ngôi trường này cũng tương đối là đầy đủ cơ sở thiết bị, như là trườngbốn trăm mét đường chạy bộ, có một thư viện rất tốt, còn có một hồ bơi, một sân bóng rổ và sân bóng đá, đây là một ngôi trường quán triệt phát triển một cách toàn diện về đức trí thể.

Đặc biệt là tôi rất thích ngôi trường này ở chế độ nghỉ ngơi và làm việc rất tốt, đúng sáu giờ sáng tất cả đều thức dậy đi ra sân tập thể dục, còn buổi tối đúng mười giờ thì tất cả tắt đèn đi ngủ, cho nên sẽ không có một học sinh nào có thể thức khuya hay kéo dài thời gian học tập hơn nữa để mà hoàn thành bài tập, vì vậy mà ở đó Mao Sâm đã luyện thành một tác phong học tập với hiệu suất cao.

Tác phong học tập chăm chỉ tập trung cao nghĩa phải hoàn thành toàn bộ công việc học tập chỉ trong một khoảng thời gian hạn. Thật cảm ơn ngôi trường trung học này đã cho chúng tôi một sự giáo dục tốt. Mao Sâm ở trường trung học này trải qua cuộc sống sáu năm trời, với ba năm trung học cơ sở và ba năm trung học phổ thông.

Cậu ấy ở trong trường đến cuối tuần thì mới trở về nhà để mà cùng dùng bữa cơm tối với chúng tôi, sau đó thì kể cho chúng tôi nghe cuộc sống học tập của mình ở trường trong một tuần vừa qua.

Mỗi khi con tôi kể lại cho chúng tôi nghe về cuộc sống ở trường, tôi đều nghe một cách rất là hứng thú, lắng nghe một cách chăm chú, lắng nghe một cách kiên nhẫn.

Người làm cha mẹ chúng ta nhất định phải kiên nhẫn mà lắng nghe con cái chuyện trò, thì sự giao hòa giữa chúng ta và con cái sẽ được hình thành.

Cậu ấy được về vào ngày thứ bảy, khi dùng cơm tối thì đã kể cho chúng tôi nghe, cậu ấy nói trong tuần này đã bị thầy giáo phê bình nghiêm khắc, là chuyện gì vậy?

Thì ra là thầy giáo dạy môn thể dục đã phê bình cậu ấy.

Mao Sâm khá là thích các môn về vận động thể dục, cho nên rất là thân thiết với giáo viên dạy thể dục, đã thân thiết đến mức độ nào?

Khi cậu ấy đi đường thì cặp luôn cổ thầy dạy thể dục, thế là đã bị thầy giáo nghiêm khắc trách mắng, sau đó thì cậu ấy cũng đã bị rất nhiều bạn học phê bình gay gắt.

Sau khi mà Mao Sâm trở về nhà, cậu ấy cũng cảm thấy không phục, con chỉ là thân thiết với thầy giáo, vậy mà lại bị mắng cho một trận, cậu ấy nói vậy. Khi cậu ấy nói ra như thế, tôi ở bên cạnh liền nói, chuyện dù nhỏ như vậy mà bị mắng nhiều như thế thì việc này cũng chẳng nhỏ đâu.

Thầy cô ở đây nghĩa là gì?

Thầy là người truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc, truyền dạy con đạo đức, truyền dạy con tri thức, giải đáp hết thảy nghi hoặc cho con. Trong Cổ Văn Quán Chỉ của chúng ta đã có nói, trong Sư Thuyết của Hàn Dũ cũng là lời này, trách nhiệm của người thầy là cái này, cái trách nhiệm trọng đại của người thầy chính là như vậy, chúng ta phải nên thật tôn trọng thầy cô, vậy mà con còn đi quàng vai của thầy giáo, còn đi bá cổ thầy mình, hành vi này là vô cùng không trang nghiêm.

Hành vi không trang nghiêm cũng chính là trong tâm con không có ý cung kính, bị phê bình vậy là điều đương nhiên rồi. Thế là Mao Sâm không nói lời nào, cậu ấy nhìn thấy tôi đứng về cùng phía của thầy giáo.

Sau đó thì tôi cũng rất nhẹ nhàng mà nói thêm, tôi nói: Không sao đâu, lần tới khi gặp thầy thì con nói xin lỗi với thầy, hứa với thầy là sau này sẽ không xảy ra chuyện như vậy nữa thì được rồi. Sau đó thì cậu ấy đã thực sự làm như vậy, đã xin lỗi thầy giáo.

Sau này tôi có chú ý, sự tôn kính với thầy cô của Mao Sâm đã được nâng cao về mọi mặt, nghĩa là sự lễ phép từ trong nội tâm cho đến bên ngoài, đã sinh khởi sự tôn kính với thầy cô. Cho nên tôi liền hiểu được, con cái có lỗi lầm, có khuyết điểm, có sai sót thì cha mẹ nên nhu hòa nhắc nhở chỉ ra điều phải quấy.

Chúng ta tập thái cực quyền có câu nói: Lấy nhu thắng cương, nghĩa là một hành động nhẹ nhàng cũng có thể giải quyết một sự việc rất là quan trọng, cho nên chúng ta không nên cứ hay la mắng con cái, không nên cứ hay càm ràm trách mắng con cái như vậy hoài, chúng ta chỉ nên cho chúng có một quan niệm đúng đắn, chỉ ra cho chúng một con đường đúng, chúng sẽ biết mà làm lấy.

Bạn chỉ nên nhẹ nhàng mà nói, đối với chúng sẽ có một sự ảnh hưởng và giáo hóa rất tốt, chúng tôi tin tưởng ở điểm này. Ngoài ra chúng ta phải chú ý, chúng ta nhất định phải khiến con cái tiếp nhận phê bình của thầy cô, chínhchúng ta phải đứng về phía của thầy cô, không nên so đo thái độ của thầy cô như thế nào, hình thức bề ngoài, cho nên chúng ta nhất định phải bóc tách cái vỏ bề ngoài của vấn đề, mà lấy thực chất của việc phê bình kiến nghị.

Đệ Tử Quy nói: Nghe khen sợ, nghe lỗi vui, người hiền lương, dần gần gũi. Cho nên chúng ta dạy dỗ con cái nhất định phải chú ý, khiến chúng tiếp nhận nhiều sự phê bình, như vậy chúng có thể tiến bộ.

Khi Mao Sâm học trung học thì cuộc sống chủ yếu là ở trường, nhưng trên thực tế thì sự quan tâm của cha mẹ luôn luôn ở bên con, cho nên con cái cũng cảm nhận được, dù cho là chúng ở trường, sự quan tâm của cha mẹ cũng thường luôn bên cạnh chúng.

Thời gian ba năm học trung học cơ sở, trong đề thi của cậu có một bài làm văn, đề bài làm văn là: Hãy viết về một nhân vật trong cuộc sống. Khi đó thì Mao Sâm cũng đang trong kỳ thi, cậu ấy nhận được sự đánh giá tốt từ phía thầy cô, đề mục cậu ấy viết là Người mẹ của tôi.

Người mẹ của tôi! Người mẹ của tôi là một người khoảng chừng bốn mươi tuổi, luôn biết ăn mặc hợp thời,người làm công tác tin tức rất nho nhã. Mỗi lần họp phụ huynh, các bạn học đều khen mẹ tôi là một người rấtphong độ, tôi rất tự hào. Điều khiến tôi còn tự hào hơn nữa là mẹ tôi là người biết dạy dỗ con cái hơn những người mẹ của các bạn học khác.

Tôi là con một, nhưng mẹ không hề nuông chiều tôi. Mỗi ngày mẹ đều thức dậy trước năm giờ, làm bữa sáng xong, sáu giờ thì gọi tôi cùng đi tập thể dục.

Kỳ nghỉ đông, trong khi tôi muốn ngủ thêm một chút nữa, mẹ đã lôi tôi thức dậy để cùng chạy bộ. Ngoài Trời còn tối, một trận gió bắc lạnh cắt xương khiến tôi run cầm cập.

Ôi! Thật lạnh. Nhưng mà khi hình ảnh chạy bộ một cách ngoan cường của mẹ lướt qua trước mắt tôi, tôi liền cắn chặt răng, tăng tốc chạy nhanh hơn…

Khi mẹ có thời gian rảnh thì dạy tôi học về Cổ Văn, thơ ca cùng với những ngôn hành tu dưỡng của các danh nhân cổ kim trung ngoại, làm tôi thấu hiểu được không ít đạo lý.

Ví dụ các lãnh tụ cách mạng như Mao Trạch Đông, Lý Đại Chiêu, họ đã thay đổi thói quen của tôi, thực hiện lý tưởng tôi, chí hướng và lòng yêu nước nhiệt tình của Người vai thép gánh đạo nghĩa, bàn tay diệu văn chương khiến tôi từ nhỏ đã lập ra hoài bão lớn lao, xa rộng.

Mẹ còn là người làm việc rất chăm chỉ và có trách nhiệm. Vào một ngày chủ nhật, tôi nhìn thấy mẹ cứ cặm cụi ngồi viết từ sáng tới tối, thế là tôi hỏi tại sao mẹ không đi xem Tivi một chút.

Mẹ cười cười rồi nói: Mẹ đem hết thời gian uống trà của người khác dùng còn không đủ nữa. Do ngầm ảnh hưởng một cách vô thức từ mẹ mình, tôi bình thường cũng không ham thích truyền hình, mà chăm chỉ học tập.

Mẹ thường thường tự khắc chế chính mình, không ngừng đắp nặn mới cho tôi, đồng thời thường thường dạy cho tôi đạo lý xử thế, thái độ làm người, là điều mà tôi không thể học được ở trường.

Edison từng nói: Yêu thương con, làm mẹ đều biết, điều quan trọng là dạy dỗ chúng nó, mà mẹ tôi lại chính là một người mẹ vĩ đại biết cách dạy dỗ con cái.

Trường trung học Hoa Nam lớp tám.

Chung Mao Sâm.

Cô giáoChúng ta nên phải chú ý ở chỗ, đây là điều mà một cậu mười năm tuổi đã nói trong bài văn của mình: Yêu thương con, làm mẹ đều biết, điều quan trọng là dạy dỗ chúng nó. Giúp đỡ con lựa chọn trường trung học, giúp đỡ con lựa chọn trường đại học. 

Khi Mao Sâm thi lên đại học vào năm 1991, đó là lúc Trung Quốc cải cách mở cửa cũng đang là lúc lôi cuốn. Tôi nhìn thấy đất nước chúng ta đang du nhập rất nhiều những kỹ thuật sản xuất tiên tiến, dây chuyền sản xuấtcông nghệ sản xuất, v.v… đã thúc tiến việc phát triển sản xuất.

Đây là một sự việc tốt, nhưng tôi cũng nhìn thấy được, từ khi cải cách mở cửa, có một số thanh niên khôngtốt xấu đã học tập những điều không tốt đẹp từ nước ngoài, thậm chí có những sinh viên còn cởi mở thông thoáng về mặt yêu đương sống thử.

Điều này thậtđáng tiếc. Cho nên tôi nhìn thấy có một số học sinh khi còn học ở trung học thì rất biết bổn phận, những học sinh rất tốt, nhưng sau khi lên Đại Học rồi, do vì rời xa cha mẹ, ở trường Đại Học lại rất phóng túng, rồi học tập người nước ngoài như là đi khiêu vũ, rồi yêu đương, thậm chí đánh bạc, rất là tự do đến nỗi sa đọa luôn.

Nhưng người trong nhà không biết được tình hình con cái ở trường đại học, cứ tưởng chúng rất chăm chỉ học hành, mà con cái lại còn xin tiền của gia đình, gia đình thì lại không ngừng gửi tiền cho con, đợi cho đến khi chúng để xảy ra những chuyện không thể cứu vãn nữa, sau khi cha mẹ đến thì mới giật mình thảng thốt.

Cho nên để tránh xảy ra hiện tượng này, tôi cảm thấy khi đó thành tích của Mao Sâm trường học Hoa Nam là học sinh xuất sắc trong một trường trung học ưa chuộng nhất tỉnh Quảng Đông, cũngtrường thi Đại Học nổi tiếng Trung Quốc, giống như là Đại Học Bắc Kinh và Đại Học Thanh Hoa, cho nên không vấn đề gì, nhưng còn đi đến Bắc Kinh thì cách xa cha mẹ quá, không thể nằm trong tầm nhìn kiểm soát của tôi.

Tôi càng quan tâm hơn việc củng cố đạo đức phẩm chất cho con, cho nên tôi không muốn con thi vào đại học ở Bắc Kinh hay ở nơi khác,muốn con ghi danh thi tại thành phố Quảng Châu, cũngngôi trường số một của Lĩnh Nam, đại học Trung Sơn.

Trường Đại Học Trung Sơn cũng rất tốt, đã có lịch sử một trăm năm, khuôn viên của ngôi trường này cũng rất to và rất đẹp, trong khuôn viên còn có bức tượng đồng của Tôn Trung Sơn là Đại Học Trung Sơn mà, còn có lời giáo huấn do Ngài Tôn Trung Sơn đề tặng các sinh viên nữa. Những điều này cũng là đến từ tinh Thần giáo dục của nhà Nho.

Những lời giáo huấn này là gì?

Là Bác Học, Thẩm Vấn, Thận Tư, Minh Biện, Đốc Hành, đây là giáo huấn trường học do Tôn Tiên Sinh đề tặng sinh viên.

Mao Sâm! Khi đó trường con áp dụng cả học sinh sinh viên, các con đã hiểu lời giáo huấn của trường này như thế nào, con nói cho mọi người nghe xem.

Giáo sư: Dạ vângGiáo huấn của trường Đại Học Trung Sơn chúng tôi, kỳ thực là lấy ra từ quyển Trung Dung Thiên của Tứ Thư. Ở đây nói đến năm mặt là làm đến được thái độ và phương pháp của đạo đức học vấn.

Điều thứ nhất là Bác Học. Bác Học có nghĩa là học tập rộng khắp.

Học tập những nội dung gì?

Ở đây bao gồm luân lý, đạo đức, nhân quả, triết học, khoa học, học tập năm phương diện này hài hòa và thông suốt.

Phương diện thứ hai là Thẩm Vấn. Thẩm vấn là thỉnh giáo những người có học vấn, có đạo đức.

Trên Đệ Tử Quy có nói: Tâm có nghi, thì chép lại, học hỏi người, mong chính xác, nghĩa là phải giải trừ nghi hoặc ở trong nội tâm chính mình thì học tập mới tăng tiến.

Điều thứ ba là Thận Tư.

Khổng Tử nói: Học nhi bất tư tắc võng. Nếu như chỉ học tập, chỉ tích lũy, mà không thể biết tự suy nghĩ, thì sẽ không thể hấp thụ tiếp thu, cho nên học tập phải tiến hành suy nghĩ.

Nội dung thứ tư là Minh Biện. Điều mà minh biện nói chính phân thị phi, thiện ác, tốt xấu, giữ lấy tinh hoa, bỏ đi cái ích.

Dùng cách gì để phân biệt thị phi để mà thực hiện minh biện?

Tiêu chuẩn đây nhất định phải lấy luân đạo đức cùng với chân khoa học để làm tiêu chuẩn, mới thể làm đến minh biện.

Nội dung thứ năm là Đốc Hành. Đốc hành chính là phải xác xác thực thực mà làm, đem đạo đức và học vấn mà ta đã học để thực tiễn vào trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.

Trong Đệ Tử Quy nói: Không gắng làm, chỉ học văn, chỉ bề ngoài, thành người nào.

Nếu như chúng ta chỉ học cái học vấn triết lý Thánh Hiền mà không vận dụng vào trong học tập, cuộc sống và công việc của chúng ta, thì xác thực chỉ là việc làm phù hoa, cho nên gắng làm và học vấn phải tương trợ tương thành. Năm phương diện Bác Học, Thẩm Vấn, Thận Tư, Minh BiệnĐốc Hành này, khái quát ra có thể dùng tam đạt đức của Nhà Nho để giới thiệu.

Thứ nhất là Hiếu Học cận hồ tri, thứ hai là Lực Hành cận hồ nhân, thứ ba là Tri Sỉ Cận Hồ Dũng. Có thể Bác Học, Thẩm Vấn, Thận Tư, Minh Biện, Đốc Hành chính là nói về hiếu học.

Người hiếu học thì gần như là một người có trí tuệ, có thể Đốc Hành, đem chỗ học được mà áp dụng thiết thực thì có thể làm đến được Lực Hành cận hộ nhân, Tri Sỉ cận hộ dũng, đây chính là chỗ mong cầu cảnh giới tam đạt đức của Thánh Nhân.

Cô giáo: Mao Sâm khi ở Đại Học Trung Sơn không học gì xấu, điểm này làm tôi rất là vui mừng, cho nên khi cậu ấy học ở Đại Học Trung Sơn, lúc đó trong tấm thiệp mừng sinh nhật tôi cậu ấy đã viết như vậy: Con thường ngày vẫn nghĩ, con thật may có được người mẹ tốt. Tất cả thành tích của con đều xuyên suốt bởi sự giúp đỡ đầy lòng từ ái của mẹ, hết thảy mục tiêu của con đều hàm chứa sự ân cần dẫn dắt của mẹ.

Có tình thương và trí tuệ của mẹ trong đời, con đã lớn lên hạnh phúc biết bao, đầy đủ biết bao. Sau khi Mao Sâm tốt nghiệp đại học, tôi thấy đôi cánh của cậu ấy đã đủ cứng, có thể rời xa gia đình để đi ra ngoài học tập, cho nên khi đó tuy dựa vào thành tích đứng đầu của mình thi lên nghiên cứu sinh của trường Đại Học Trung Sơn, cũng dựa vào thành tích ưu tú mà thi vào mấy trường đại học của Mỹ.

Chúng tôi tán thành việc cậu ấy ra nước ngoài du học, có thể đi ra xem Thế giới bên ngoài. Lúc đó thì cậu ấy đến Mỹ, đến Học viện thương mại Trường Đại Học Luisianna để học. Trường đại học này cũng là một trường đại học rất tốt, ở Mỹ đây là Học viện thương mại xếp ở vị trí một trăm.

Sau đó thì chúng tôi lại đi đến Úc Châu. Chúng tôi thấy trên thực tế nếu có thể đi đến Đại Học Úc Châu học thì cũng là vô cùng tốt. Vừa rồi tôi đã giới thiệu qua về việc con cái trong quá trình trưởng thành, người mẹ phải giúp chúng lựa chọn trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học rồi trường đại học.

Bạn không thể vì đó là trường nổi tiếng thì chúng ta ép chúng đến học, quan trọng là phải đem việc củng cố đạo đức đặt lên vị trí hàng đầu.

Sau đây chúng Ta Bàn đến việc lấy giáo dục trong gia đình đặt lên hàng đầu, giúp đỡ con trẻ như thế nào trong việc lựa chọn giáo dục xã hội và tiếp nhận giáo dục xã hội.

Nói về giáo dục xã hội cũng là vô cùng phong phú và nhiều màu sắc. Chúng ta cứ xem truyền hình, xem điện ảnh, đây đều thuộc về nội dung của giáo dục xã hội.

Giả như chúng ta không giúp con trẻ dẹp bỏ đi, trẻ con nếu như bị mê đắm vào trong đó thì làm lỡ việc học, cũng là một việc không thành tựu, cho nên chúng ta người làm mẹ cũng phải quan tâm chú ý con tham gia những hoạt động về phương diện giáo dục xã hội.

Khi Mao Sâm còn đang học ở Trường Đại Học Trung Sơn, vào kỳ nghỉ mùa đông, tôi liền sắp xếp cậu ấy đến một xí nghiệp nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Đông thời đó, là công ty thuộc tập đoàn Kiến Lực Bảo tỉnh Quảng Đông, do vì thức uống của công ty này lúc đó nổi tiếng cả nước và công ty này lại là một công ty tương đối hiện đại hóa, lãnh đạo trung ương của chúng ta cũng từng tiếp kiến tổng giám đốc của họ, và cũng còn là công ty quyên trợ rất nhiều đối với đất nước và đối với xã hội.

Mao Sâm đã tận dụng thời gian của kỳ nghỉ đông để đến công ty này học tập làm việc, đi làm việc là vì nghĩa vụ, đồng thời chăm chỉ học cách thức quản lý trong công ty họ. Sau đó cậu ấy đã viết một bài văn, lấy tựa đề là chặng đường mười năm Kiến Lực Bảo sáng tạo thức uống nổi tiếng.

Bài viết này do chính cậu ấy thực hiện, được đăng phát trên tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày hai mươi bốn tháng tám năm 1994.

Có thể đăng bài phát biểu trên tờ Nhân Dân Nhật Báo, Nhân Dân Nhật Báo là tờ báo lớn số một của Trung Quốc, nên đây là một sự việc không hề đơn giản chút nào.

Lúc đó giám đốc phụ trách và bộ phận quan hệ nhà nước của công ty, cùng toàn thể công nhân viên chức đều cảm thấy được khích lệ, vì tờ báo Nhân Dân Nhật Báo đã đăng tin về công ty họ.

Mao Sâm ở phương diện thấu hiểu về việc học tập viết tác và thâm nhập công ty đều là việc tập luyện và học tập xã hội rất tốt cho cậu ấy.

 Hơn nữa, các bậc phụ huynh chúng ta cũng có thể từ đó rút ra một chút kinh nghiệm, đó là mỗi một bậc làm cha mẹ đều có thể lợi dụng đặc điểm công việc của chính mình, vì con cái tạo ra cơ hội giáo dục xã hội, và còn có thể chỉ dẫn cho chúng tham gia các hoạt động giáo dục ở phương diện này.

Ở trong trường học, con cái tham gia những hoạt động xã hội gì?

Lúc Mao Sâm còn ở trường đại học, cậu ấy cầu mong tôi đồng ý cho giữ chức hội trưởng của hội kinh tế học Học Viện Lĩnh Nam Đại Học Trung Sơn.

Hiệp hội kinh tế này là một đoàn thể học sinh, nhưng mà số lượng hội viên lên tới hơn bảy trăm người, cho nên trên thực tế thì Mao Sâm đã làm lãnh đạo của hơn bảy trăm bạn học này, đây cũng là một việc rèn luyện.

Lúc cậu ấy đảm nhiệm chức Hội trưởng Hiệp hội kinh tế, cậu ấy đã tổ chức thành công hai lần hoạt động, một lần là mô phỏng sở giao dịch giao hàng có kỳ hạn lần một và một lần là mô phỏng thị trường chứng khoán lần bốn.

Cả hai lần hoạt động này đều là do lúc đó kinh tế Trung Quốc đang sau cải cách mở cửa, nền kinh tế thị trường trở nên phồn vinh, chứng khoán lên thị trường.

Điều này đối với người ở trong nước mà nói, đó là một sự việc hết sức mới lạ, trước đây chưa có, bây giờ mới bắt đầu có.

Cậu ấy tổ chức cho sinh viên hoạt động mô phỏng với qui mô lớn ngay trong vườn trường, đây cũng là sự việc mà các trường đại học chưa từng xảy ra, cho nên tất cả báo chí và tin tức đều đã đưa tin về hoạt động lần này.

Khi đó tờ báo lớn nhất khu vực miền nam là tờ Nam Phương Nhật Báo đã đưa tin một cách chi tiết về hoạt động này vào ngày 23 tháng 10 năm 1993.

Ngoài ra kênh tin tức của truyền hình Quảng Đông, vào giờ cao điểm ngày mười tám tháng mười một năm 1993, chính là trong tiết mục tin tức phát lúc bảy giờ sáng, do phóng viên trực tiếp phỏng vấn Xã Trưởng xã kinh tế, bạn học Chung Mao Sâm, bạn làm cách nào tổ chức được cái hoạt động lớn như vậy, khiến cho học sinh toàn trường đều tham gia hoạt động mô phỏng thị trường chứng khoán.

Đây là việc một số sinh viên học tập, đặc biệt là một cơ hội học tập xã hội cho những sinh viên chuyên về kinh tế tài chính, cho nên các tờ báo lớn đều rất nhiệt tình khích lệ và đăng tin.

Lúc đó còn có tờ tin tức của Quảng Đông, tờ Khoa học kỹ thuật Quảng Đông, v.v…, các tờ báo đều đăng tin về phương diện này.

Đại Học Trung Sơn đối với hai lần tổ chức thành công của Mao Sâm cũng đã khuyến khích và khen thưởng để biểu dương, họ đã vinh dự nhận được giải thưởng xuất sắc trong khoảng thời gian năm học 1993, 1994, giải thưởng hoạt động đoàn thể xuất sắc.

Ngoài ra Mao Sâm ở trường học cũng làm chủ biên ra một tạp chí, tên là Kinh Tế Tung Hoành, chủ yếu họ là học sinh chuyên nghiệp về ngành kinh tế có một tạp chí như vậy. Tạp chí này còn phát hành cho các sinh viên trong và ngoài trường, đã nhận được đánh giá rất tốt.

Những rèn luyện xã hội và hoạt động xã hội này là một mục tuyển chọn mà Mao Sâm tiếp nhận từ giáo dục xã hội. Trong những quá trình hoạt động xã hội và tiếp thu giáo dục xã hội này, Mao Sâm đã rèn luyện cho mình một số phẩm chất đạo đức và tố chất căn bản, như là quan tâm xã hội và tham gia xã hội, tinh thần yêu mến tập thể, quan niệm toàn cục.

Bạn làm lãnh đạo cần phải có quan niệm toàn cục, phải có cái tâm của người lãnh đạo, ngoài ra còn phải có tinh thần hợp tác đoàn thể đoàn đội với các bạn học nữa, và còn nữa là khả năng viết tác của chính mình, khả năng diễn giảng đều được huấn luyện cả. Bạn phải làm tổng kết cuối năm cho hiệp hội, đó đều là một cách huấn luyện.

Hơn nữa chính là tri thức chuyên nghiệp về mặt kinh tế tài chính của mình, đây cũng là một cách để mà kiến tập ngay trong hoạt động thực tiễn rất tốt, một cách để rèn luyện hoạt động, nên tôi đều giúp đỡ ủng hộ con tôi tiếp nhận những việc giáo dục xã hội được tuyển chọn này.

Chúng tôi muốn hỏi, tại sao lại nói lấy giáo dục trong gia đình làm hàng đầu để cùng tiếp nhận với giáo dục nhà trường giáo dục xã hội?

Thứ nhất là con trẻ vẫn còn chưa thành thục, cả sinh viên cũng còn chưa thành thục trong kiến giải chính trị, về mặt kinh nghiệm cuộc sống vẫn còn ấu trĩ và non nớt, cho nên gia đình cần phải giúp đỡ về việc này.

Thứ hai là xã hội của chúng ta thật là muôn hình vạn trạng, rất nhiều thứ mê hoặc. Trong tình hình này, bậc làm cha mẹ nhất định phải giúp con cái giữ vững lập trường, phải giúp chúng kiểm soát chặt chẽ, cho nên nói chúng ta phải nhấn mạnh việc lấy gia đình làm hàng đầu để thực hiện những việc này.

Hoạt động và học tập của Mao Sâm khi còn ở trường Đại Học đều rất là sôi nổi, đương nhiên đã gây ra sự chú ý của rất nhiều bạn học nữ, lúc này người làm mẹ chúng ta cần phải tỉ mỉ mà quan sát.

Tôi đã hai, ba lần tiếp cuộc điện thoại của một bạn học nữ tại trường Đại Học Trung Sơn gọi đến tìm Mao Sâm. Sau đó cũng trong một lần tham gia hoạt động với các bạn học của con, tôi cũng đã thấy được cô bạn học này.

Cô bạn học này trông rất là xinh xắn, dáng người cũng rất cao, rất mảnh mai, nghe nói là con gái một chủ biên của một tờ báo lớn nào đó, mà cô ấy học hành cũng rất giỏi giang, xem ra thì cô bạn học này về các mặt đều rất ưu tú.

Cô bạn học này cũng rất thích cậu Mao Sâm, cũng tỏ ra rất nhiệt tình, Mao Sâm cũng rất có thiện cảm với cô.

Trong tình hình này, vào lúc đó, nếu như người làm mẹ như tôi mà bày tỏ lòng vui thích đối với sự việc này, hoặc bày tỏ bất kỳ tán đồng nào, thì mối quan hệ giữa hai cô cậu sẽ tiến triển rất là nhanh chóng.

Nhưng tôi thấy việc lập chí của một người phải nên cao xa, làm sao để trong thời gian đại học có thể hoàn thành việc học và phẩm đức của mình, đây là thời khắc rất then chốt, làm sao để chuyện tình cảm nam nữ trói buộc?

Tôi thấy trong thời khắc này nên nhắc nhở Mao Sâm và cho cậu ấy một lời khuyên chân thành, cho nên tôi đã ba lần ngồi lại để nói chuyện với Mao Sâm. Tôi cũng còn nhớ lúc đó đã nói với cậu ấy ba vấn đề, đây đều là sự việc mười mấy năm về trước, bây giờ đại khái nói lại một chút.

Điều thứ nhất mà tôi có ý kiến nhắc nhở cậu ấy đó là, học hành là học hành, không thể có yêu đương, đi học là để hoàn thành đạo đức và học vấn, đây là đại đạo lý, là đạo lý kiên định, những cái khác thì đều nên đặt sang một bên.

Tôi nói: Con trước khi chưa lên đại học, mẹ con mình cũng đã tâm sự qua rất là nhiều rồi, tâm sự đều nói là sau khi Đại Học phải chuyên tâm mà học, không thể có phát sinh thêm gì khác.

Chúng ta cũng đã xem thấy có rất nhiều bạn học đã yêu nên ảnh hưởng việc học, không thể để xảy ra việc như vậy, không thể có chuyện yêu đương, bao gồm ngay cả việc con gặp được đối tượng tốt đến cỡ nào, điều kiện tốt cỡ nào đều miễn bàn, đây là chân thật không thể bàn cãi.

Điều thứ nhất này là tôi khẳng định một đại đạo lý cho cậu ấy, cho nên chúng ta nhất định phải bỏ xuống hết những thứ khác, đem việc học hoàn thành, đây là ý kiến thứ nhất tôi dành cho cậu ấy.

Điều thứ hai tôi nói với cậu ấy, bây giờ con mà yêu thì nhất định sẽ phân tâm, sẽ ảnh hưởng đến bài vở và việc học của mình, việc yêu đương chính là một cuộc chiến tiêu hao rất lớn.

Tiêu hao cái gì?

Tiêu hao thời gian, sức lực và tiền bạc, rất nhiều bạn học viết thư tình đã viết đến nửa đêm, chúng ta tiêu hao không nổi. Nếu như con trong thời gian này đem sức lực và tiền bạc dùng vào việc học, thì học vấn nhất định là số một.

Tôi nói cậu ấy điều này, nghĩa là chúng ta nhất định phải đem lý trí mà đặt lên trên tình cảm, phải đem tình cảm để qua một bên, phải buông xả, đây là ý kiến thứ hai.

Ý kiến thứ ba mà tôi nói với Mao Sâm, đọc sách Thánh Hiền là học để sử dụng.

Trong Tứ Thư, Đại Học có câu nói như vậy: Cách vật trí tri.

Cái gì là cách vật trí tri?

Đó chính là cách trừ những tự tư cá nhân, những dục vọng cá nhân, trí tri là đạt đến truy cầu chân lý, đạt đến khai trí tuệ, cho nên cách vật trí tri không phải là một câu để nói suông mà thôi, mà là trong khi cái mê hoặc này ập đến, con thật có thể làm được buông bỏ dục vọng.

Cho nên không thể để chuyện tình cảm trai gái ràng buộc, phải chuyên tâm tập trung ý chí mà hoàn thành việc học, như vậy về phương diện học tập, con thật là làm được đến cách vật trí tri.

Sau khi tôi nói ba ý kiến với Mao Sâm, Mao Sâm cũng cảm thấy tôi nói rất phải, cho nên cậu ấy đã lấy tấm hình của cô bạn để trả lại cho cô ấy, quyết định yên tâm chăm chỉ mà học tập.

Đồng thời lúc này, tôi cũng đi tìm gặp cô gái ấy để trò chuyện, tôi cũng nói với cô bé vài điểm ý kiến với cái tâm rất là thành khẩn, rất ôn hòa.

Tôi nói với cô gái điều thứ nhất, cha mẹ đã cho con học đại học là để cho con học tập, chính là muốn con phải học, việc này có lẽ là rõ ràng rồi phải không?

Cô nói: Dạ phải.

Tôi nói con có biết là cha mẹ con cho con đi học đại học, họ đã kiếm tiền rất là vất vả không?

Cô nói: Dạ phải.

Tôi nói, vậy con phải chuyên tâm mà học tập thì mới không có lỗi với cha mẹ.

Cô lại nói: Dạ phải.

Nhưng mà bây giờ con lại nói chuyện yêu đương là không chuyên tâm học hành, như vậy không phải đã có lỗi với cha mẹ sao?

Cô ấy cúi đầu không nói lời nào.

Sau đó tôi lại nói với cô ấy ý kiến thứ hai là con không nên nhẹ dạ cả tin đối với con trai, một người sinh viên chưa hề trải qua sự rèn luyện của cuộc sống, người đó không thể nào chân chánh hiểu được tình yêu là gì, cho nên con không được nghe những lời vô ích của chàng trai nào cả.

Hơn nữa gia cảnh của con lại tốt như vậy tài năng và tướng mạo của cô, cả học lực, hoàn cảnh gia đình của cô đều rất tốt, con có thể đi tìm một người lớn tuổi hơn mình một chút, người có đạo đức học vấn cao hơn, tương lai về sau con nên tìm một đối tượng như vậy. Tôi nói Mao Sâm thì chẳng có gì cả, không thể khiến con được hạnh phúc. Đây là điều thứ hai mà tôi đã nói với cô bé.

Ý kiến thứ ba tôi nói cô ấy, nếu có thời gian thì con nên ở cùng cha mẹ nhiều một chút, con hà tất phải đi nghe những lời vô ích của mấy đứa con trai còn non trẻ.

Tôi nói: Con có thể học được nhiều thứ từ cha mẹ mình mà mãi mãi cũng không thể học hết, tình yêu mà cha mẹ dành cho con là chân thật.

Có chàng trai nào nói yêu con là thật chứ?

Lấy gì làm căn cứ để nói là yêu con?

Còn cha mẹ thì đã tốn cho con biết bao tâm huyết thì yêu con mới là thật. Tôi nói với cô ấy những ý này rồi, cô gái cũng rất nhẫn nại mà nghe.

Tôi bảo: Con và cha mẹ có nhiều thời gian ở bên nhau, đó là Thiên luân chi lạc, cùng với cha mẹ đi dọn quét nhà cửa, giặt quần áo cho cha mẹ, đó đều là hiếu kính cha mẹ, là nâng cao phẩm đức của con. Cô con gái này cũng rất có lòng hiếu dưỡng, sau khi cô ấy nghe tôi nói xong cũng bày tỏ tán đồng ý kiến của tôi.

Tôi nói với cô, cái ý mà ta muốn nói với con hôm nay không biết là con có hiểu hay không hiểu, nếu như mà con đồng ý với ý kiến của ta, con có thể bày tỏ, nói ra sự đồng ý, cứ thẳng thắn nói với ta, nếu như mà con không đồng ý, thì con cũng thẳn thắng nói với ta, cũng không vấn đề gì, vậy thì ta sẽ cùng với cha mẹ của con cũng cùng là cha mẹ của hai đứa, chúng ta sẽ ngồi lại và đem vấn đề này ra nói rõ với nhau, làm rõ cho đến khi hai bên đều vui vẻ thuyết phục.

Sau cùng cô ấy nói đồng ý với ý của tôi. Tôi hy vọng quan hệ cô ấy và Mao Sâm trở lại bình thường.

Bình thường như thế nào?

Bình thường như quan hệ giữa bạn học với nhau là được. Việc này được xem như là đã giải quyết xong, đã giải quyết một cách êm xuôi, sau đó thì Mao Sâm cũng đã chuyên tâm học tập.

Sau này, trong khi cậu ấy tốt nghiệp đại học, lúc đó trong số một trăm tám mươi nghiên cứu sinh dự thi tại Đại Học Trung Sơn, đặc biệt hơn là phần chuyên môn tương đối khó thi, là chuyên môn kinh tế tài chính, thành tích của Mao Sâm là đứng đầu trong danh sách một trăm tám mươi người dự thi lần này, là xếp hạng nhất.

Ngoài ra còn có hai môn học mà thành tích cũng là xếp ở hạng nhất, và cũng còn thi đậu vào mấy ngôi trường ở Mỹ, sau cùng thì đi du học được thuận lợi, cho nên hai cô cậu thanh niên này đều từ trong tình cảm mê muội mà bước ra ngoài.

Sau này khi nhớ lại việc này thì chúng tôi đã làm một chút tổng kết, đều cảm thấy không biết sao lại có thể giải quyết sự việc này nhanh đến vậy?

Thứ nhất, thường ngày Mao Sâm đã tiếp nhận sự giáo dục của Thánh Hiền, có một số căn bản về mặt lý tưởng và đạo đức, bình thường luôn khiến cậu ấy học tập.

Thứ hai, là người làm cha mẹ phải kịp thời phát hiện vấn đề này, trong khi cả hai cô cậu còn chưa có tình cảm gì sâu đậm, chúng ta liền đưa ra rào cản, cả hai người này liền có thể dễ dàng mà quay đầu, cho nên cha mẹ phải kịp thời phát hiện vấn đề.

Thứ ba, là chúng ta hiểu biết việc lớn.

Việc lớn là gì?

Tiền đồ lý tưởng hiếu thuận cha mẹ, hiểu được đại đạo, hiểu được đạo nghĩa, khiến con trẻ thanh thiếu niên hiểu rõ đạo lý lớn này, chúng cũng đều phải phục tùng đại đạo lý này. Sinh viên cũngngười đi học, cho nên cả hai người đều có thể nhanh chóng hồi phục tâm thái bình thường để mà tập trung vào việc học.

Tôi còn nhớ trước khi có đại cách mạng văn hóa, trong trường đại học ở Trung Quốc không cho phép có chuyện yêu đương, đó là qui định, khi lên đại học thì đem khoảng cách này nói cho bạn biết, cho nên các sinh viên đều học tập rất là chăm chỉ.

Những sinh viên nữ này cũng không cần phải mất nhiều thời gian vào việc trang điểm làm đẹp, mọi người đều rất mộc mạc, toàn tâm toàn ý học tập để hoàn thành việc học, tốt nghiệp đại học, cho nên học viện tuyệt đối không cho phép sinh viên yêu đương.

Nhưng mà bây giờ tôi phát hiện, không những đại học, trung học mà còn tiểu học, đều tồn tại tình trạng yêu sớm, cho nên sự việc này, phụ huynh chúng ta nhất định cần phải bắt đầu từ ngay trong giáo dục gia đình mà làm, khiến con trẻ hiểu được đạo lý, khiến chúng hiểu được nên phải sống cuộc sống như thế nào, nên đem học tập đạo đức và vấn đề yêu đương mà sắp xếp như thế nào, cho nên người làm cha làm mẹ phải gánh vác trách nhiệm này.

Giáo sư: Nhớ lại quãng đường đã đi qua thì thật là vô cùng cảm ơn mẹ của tôi, tôi thấy rằng, người mẹ không những đóng vai chính trong giáo dục gia đình, mà còn quản lý các tiến trình giai đoạn trưởng thành của con cái.

Khi con tuổi còn nhỏ, người mẹ là vị cứu tinh và thần bảo hộ của con, khi con là thanh niên, người mẹ là tổng tham mưu, tổng giám sát, khi con đã trưởng thành, thì mẹ là người bạn, là thủ trưởng. Người mẹ mãi mãi là người thầy của con cái.

Cô giáo: Người xưa chúng ta nói, phải tác chi quân, tác chi thân, tác chi sư, người làm mẹ chúng ta trên thực tế chính là đảm nhiệm vai trò này. Tác chi quân, chúng ta là lãnh đạo của con cái, tác chi thân, chúng ta là người thân thiết nhất của con cái, tác chi sư, chúng ta là người thầy của con cái.

Giả như chúng ta làm một người mẹ mà không trở thành người thầy của con cái, không trở thành người lãnh đạo cho con cái, vậy thì bạn nên đem vai trò trong cuộc sống nhân sinh của chính mình mà điều chỉnh trở lại.

Vừa rồi chúng tôi bàn về mặt tiếp xúc giáo dục xã hội của con cái, chỗ gặp phải hết thảy những vấn đề, phụ huynh nhà đều phải quan tâm, giúp con trẻ giải quyết, dẫn dắt con trẻ.

Sau đây chúng ta sẽ bàn tiếp đến làm sao dẫn dắt con cái tiếp thu giáo dục triết Thánh HiềnVào tháng tư năm ngoái và tháng tư năm nay, chúng ta đã hai lần tổ chức cuộc hội nghị quốc tế không như bình thường, một lần là vào tháng tư năm ngoái, tổ chức lần đầu tại Hàng Châu Hội Nghị Diễn Đàn Phật giáo Thế Giới, chủ đề được đưa ra trong đại hội là Thế giới hài hòa.

Bắt Đầu Từ Tâm. Lúc đó có đến ba mươi bảy quốc gia và khu vực trên toàn Thế giới với hơn một ngàn đại biểu tham dự đại hội này, có rất nhiều giáo sư học giả cũng đều tham gia. Lần thứ hai là vào tháng tư năm nay, tổ chức Hội Nghị Diễn Đàn Đạo Đức Kinh Quốc Tế tại Tây An.

Chủ đề của đại hội này là Thế Giới Hài Hòa Dĩ Đạo Tương Thông. Hai đại hội này đều là đại hội mang tầm quốc tế rất có sức ảnh hưởng, cũng là chúng ta vì Thế giới hài hòa mà làm ra một sự cống hiến rất là có ảnh hưởng và rất tích cực.

Mao Sâm do là bình thường rất chú trọng học tập những văn hóa truyền thống, cho nên được mời với tư cách là giáo sư và là học giả khi đi tham dự hai đại hội lần này. Trong hai kỳ đại hội, cậu ấy đều có bài luận văn phát biểu của mình.

Trong hội nghị diễn đàn lần thứ nhất ở Hàng Châu, luận văn của cậu ấy là Thúc đẩy giáo dục nhân quả xây dựng Thế giới hài hòa, còn tại diễn đàn Đạo Đức Kinh ở Tây An năm nay, luận văn của cậu ấy là hài hòa chi đạo dĩ hiếu quán thông, đề phụ là ý nghĩa của Đạo Đức Kinh đối với xã hội hiện đại.

Hai luận văn này đều nhận được đánh giá rất tốt của đại hội, được đưa vào trong tập luận văn tiêu biểu của đại hội.

Tây An là nơi bắt nguồn của Đạo giáo Trung Quốc, trong tờ Báo Chiều Tây An ngày hai mươi bảy tháng bốn năm nay, đã đặc biệt đưa tin về Mao Sâm trong diễn đàn Đạo Đức Kinh Quốc Tế đã kiến nghị ba điểm về Thế Giới hài hòa.

Ba điểm kiến nghị này là những gì?

Chúng ta mời cậu ấy giới thiệu một chút.

Giáo sư: Ba điểm kiến nghị vì Thế Giới hài hòa là:

1. Đề xướng chính phủ từ trung ương đến địa phương, mỗi năm tiến hành hoạt động bình chọn người con hiếu do các phương tiện truyền thông tuyên truyền rộng rãi, nhằm thực hiện dạy dân thân ái, không gì bằng hiếu, lấy hiếu trị thiên hạ.

2. Đề xướng các gia đình, các dân tộc cùng nhau thực hiện kỉ niệm Tổ Tiên, thường hay thờ cúng, thường hay tưởng nhớ, nhằm thực hiện Kính nhớ Tổ Tiên, lòng người thuần hậu.

3. Đề xướng giáo dục luân lý đạo đức và xây dựng trung tâm giáo dục văn hóa truyền thống, ra sức phát huy lấy hiếu làm trung tâm của ngũ luân thập nghĩa, nhằm thực hiện lời người xưa:

Kiến Quốc quân dân, giáo học vi tiên. Ở trong đây tôi cũng đã đặc biệt đề xuất, giới thiệu với đại hội và những người tham dự, Lão Pháp Sư của chúng ta xây dựng một Trung Tâm Giáo Dục Văn Hóa Tại Huyện Lô Giang, Tỉnh An Huy, trong thời gian ngắn họ đã thay đổi được nếp sống xã hội, có kinh nghiệm và thành quả. 

Cho nên, phổ biến giáo dục văn hóa truyền thống là xây dựng dựa trên việc lấy hiếu làm nền tảng trung tâm, mở rộng giáo dục về ngũ luân thập nghĩa.

Vậy ngũ luân thập nghĩa là gì?

Xin được đơn giản giới thiệu với mọi người một chút. Ngũ luân chính năm loại quan hệ, được gọi phụ tử, quân thần quân thần quan hệ giữa người lãnh đạo và bị lãnh đạo, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu, bất kỳ ai cũng không thể tách rời năm mối quan hệ này.

Quan trọng làm được chu đáo mười nghĩa vụ trong những mối quan hệ này, đây gọi thập nghĩa, chính là Phụ Từ, Tử Hiếu, Huynh Lương, Đệ Để, Phu Nghĩa, Phụ Thính, Trưởng Huệ, Ấu Thuận, Quân Nhân, Thần Trung.

Ở  đây giữa cha con thì phải làm cha mẹ từ ái, làm con phải hiếu thuận, giữa anh em thì phải kính nể thương yêu lẫn nhau, giữa chồng vợ thì phải coi trọng đạo nghĩa, thể đồng lòng hợp tác, giữa người lớn người nhỏ, người lớn thì thương yêu người nhỏ, còn người nhỏ thì quan tâm chăm sóc người lớn, giữa Vua tôi nghĩa giữa người lãnh đạo người được lãnh đạo, phải làm đến nhân thứ, phải làm đến trung nghĩa.

Đây là mười nghĩa vụ mà con người phải tận sức, ngũ luân thập nghĩa chuẩn mực của việc làm người.

Cô giáo: Nhớ lại hồi lúc Mao Sâm còn nhỏ, ở nhà đã học các Kinh Điển về hiếu đạo của ba Nhà Nho Thích Đạo, bây giờ có thể đến các giảng đường quốc tế tuyên dương về hiếu đạo với đại chúng, tôi giờ cũng đã vui mừng đến độ rơi cả nước mắt.

Tôi do vì việc qua đời của phụ thân mới tiếp xúc với Phật giáo, phía trước tôi có nêu ra, tôi thấy Phật giáo thật vô cùng tốt, đó không phải là một sự giáo dục mê tín, cũng không phải là nghiên cứu học thuật, cũng không phải là Phật Học.

Tôi rất thích kiến giải của hoàng đế Ung Chính Triều Nhà Thanh của Trung Quốc. Ung Chính là một vị hoàng đế cực kỳ nổi tiếng, một hoàng đế trong sạch dốc lòng vì nước, ông có một công bố có đề mục là: Ung Chính hoàng đế Thượng Luận.

Trong bài luận này ông đã có nói: Trẫm nghĩ cái dạy người trong tam giáo nhiều như nước biển, đạo lý cùng một nguồn, đạo cùng hành mà không trái ngược… lấy Phật trị tâm, lấy đạo trị thân, lấy Nho trị thế.

Ung Chính hoàng đế đã đem ba Nhà Nho Thích Đạo làm thành một phương tiện một giáo dục để giáo dục cho bá tánh, điều này làm tôi cảm thấy rất là tán thành.

Một trong những diễn giảng nổi tiếng nhất của Lão Pháp Sư Tịnh Không, Nhận Thức Phật Giáo, Ngài có nói với chúng ta, Phật Giáo là nền giáo dục chí thiện viên mãn của Phật Đà đối với chín pháp giới.

Giáo dục này nói với chúng ta làm sao để nhận biết và xử lý quan hệ giữa người với người, làm sao để xử lý và nhận thức quan hệ giữa người với tự nhiên, làm sao để nhận biết xử lý quan hệ giữa người và không gian đa duy thứ, cho nên Phật giáo dạy cho chúng ta không chỉ là ở bình diện nhìn nhận cuộc đời, mà còn có thể bao gồm nhiều góc cạnh, nhiều tầng lớp của hết thảy các mặt, dạy cho chúng ta cách đối đãi với nhân sinh.

Tôi đã dẫn dắt cho con tôi tiếp xúc nền giáo dục này. Khi đó là năm 1992, chúng tôi tham gia hoạt động trại hè do Biệt Truyền Tự ở núi Đơn Hà tỉnh Quảng Châu tổ chức. Biệt Truyền Tự khi đó vẫn do Lão Hòa Thượng Bổn Hoán làm Trụ Trì.

Tham gia hoạt động trại hè học Phật này, tôi dẫn dắt con trai trải qua một tuần sống thiền định ở trên núi, mỗi ngày đều ngồi Thiền, mỗi ngày đều nghe tọa đàm về Phật Học, mỗi ngày đến trai đường ăn cơm, còn ra sườn núi làm việc nữa, v.v…, chúng tôi đều cùng cảm nhận được sự yên tĩnh của cuộc sống, cái khoan khoái của tâm thanh tịnh.

Sau khi chúng tôi gặp được Lão Pháp Sư Tịnh Không thì một lòng học tập Lão Pháp Sư Tịnh Không, thông qua những băng đĩa giảng kinh thuyết pháp của Ngài, đã học tập những lý niệm của Lão Pháp Sư.

Giáo sư: Thầy chúng ta là Lão Pháp Sư Tịnh Không, Ngài là Viện Trưởng của Học Viện Tịnh Tông Úc Châu, cũng là Giáo sư danh dự của Trường Đại Học Queensland Úc Châu danh tiếng, và còn là Giáo sư danh dự của Trường Đại Học Griffith, cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hong Kong, là giáo sư thỉnh giảng của Trường Đại Học Nhân Dân Bắc Kinh.

Vào khoảng tháng ba năm nay, Lão giáo sư Tịnh Không nhận lời mời tham gia Đại hội Hán Học Thế Giới do Đại Học Nhân Dân Trung Quốc tổ chức, đồng thời cũng làm một chủ đề diễn giảng tại đại hội với đề mục là chấn hưng giáo dục văn hóa truyền thống, được đại hội hoan nghênh rất nhiệt liệt.

Đến dự đại hội có rất nhiều giáo sư chuyên gia học giả các nơi trên Thế giới, nhưng chỉ có duy nhất Sư Phụ của chúng ta là người xuất gia. Điều kiện của đại hội rất cao, do Phó trưởng ban thường trực Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Trung Quốc, ông Hứa Gia Lộ làm bài phát biểu tổng kết, trong bài phát biểu ông đã đặt biệt tán thán chủ đề phát biểu của Lão giáo sư Tịnh Không.

Cô giáo: Khoảng thời gian Mao Sâm du học ở Mỹ từ năm 1995 đến năm 1999, do trường Đại học của cậu ấy cách Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội Dallas của giáo sư Tịnh Không rất gần, cho nên thường đi đến Đạo tràng nghe Lão Pháp Sư giảng Kinh thuyết pháp.

Lão Pháp Sư Tịnh Không đã vì chúng ta mà chỉ ra việc tiếp nhận giáo dục của Phật Đà có ba tầng thứ giáo dục.

Thứ nhất chính là đoạn ác tu thiện, thứ hai là phá mê khai ngộ, thứ ba là chuyển phàm thành Thánh, giáo dục của chúng ta đều phải trải qua ba tầng thứ này, cho nên Phật giáo là một loại giáo dục nâng cao linh tánh của con người. Loại giáo dục tốt như vậy, người làm mẹ sao có thể không dẫn dắt con cái để tiếp thu.

Đây là hình mẹ con chúng tôi chụp chung với Lão Pháp Sư Tịnh Không, lúc đó chúng tôi đã tiếp thu nền giáo dục của Thánh Hiền. Tôi cảm thấy con trai sau khi tiếp thu giáo dục của Thánh Hiền, cậu ấy có bốn phương diện đã được nâng cao rõ rệt.

Phương diện thứ nhất chính là cậu ấy đối với nhận thức phụng hành về hiếu đạo đã có sự nâng cao.

Phương diện thứ hai, cậu ấy phát lộ lòng yêu thương, tinh thần giúp người làm vui đã được nâng cao.

Phương diện thứ ba chính là sức nhẫn nại và thiền định của cậu ấy đã nâng cao. Phương diện thứ chính linh tánh đã nâng cao, trí huệ đã tăng trưởng. Sau đây tôi xin được bàn cụ thể.

Phương diện thứ nhất, cậu ấy đối với độ rộng và độ sâu trong thực tiễn hiếu đạo đều nâng cao. Trước đây chúng ta nhận thức về hiếu đạo vẫn chỉ là dừng lại ở hiếu dưỡng cha mẹ về phương diện thân tâm.

Mao Sâm vào năm 1997, sau khi cậu ấy nghe Kinh và đọc Kinh, lúc đó cậu ấy vừa mới bắt đầu học học vị tiến sĩ, ở tại Mỹ, cậu ấy đã phát chín đại nguyện về hiếu dưỡng với cha mẹ.

Khi đó đã đem đi đọc cho Lão Pháp Sư Tịnh Không nghe, mong muốn Lão Pháp Sư chỉ đạo phụng hành. Hôm nay xin chia sẻ với mọi người, cũng mong muốn đọc cho các bạn hữu đang ngồi đây nghe, hy vọng các bạn hữu nghiêm khắc thúc giục và chỉ dạy phụng hành.
 

CHÍN ĐIỀU HIẾU NGUYỆN
 

Giáo sư: Vào sáng ngày mồng bốn tháng bốn năm 1997, tôi kính nghe Tịnh Không Ân Sư giảng giải Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh, tự hối hận về những ác nghiệp trước kia, phát khởi chín điều nguyện về hiếu dưỡng cha mẹ, đối trước Tượng Phật A Di Đà, lớn tiếng quỳ tụng, khẩn thỉnh Chư Phật gia trì phụng hành.

1. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, đối với cha mẹ dốc tận tất cả, thậm chí thân mạng, thành tâm như vậy, lễ sự cúng dường, ngày đêm sáu thời, tâm không gián đoạn. Nếu với cha mẹ vì keo kiệt không xả, hoặc tham danh văn lợi dưỡng, không hay phụng sự, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

2. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, đối với cha mẹ, hết thảy thiện nguyện, tận xả thân mạng, thực hiện cho hết. Nếu như thoái thác, không nguyện thành tựu, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

3. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, đối với cha mẹ, dùng hết thảy những ngôn từ nhu hòa tốt đẹp, khiến họ hoan hỷ, không ngừng làm vậy. Nếu có một lời thô với cha mẹ, làm họ không vui, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

4. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, ngày đêm thường nghĩ đến ân đức công lao của cha mẹ, thường sanh tín kính, như lời thầy dạy, khi trước người khác, tán thán công đức cha mẹ. Nếu với cha mẹ, không lo phụng dưỡng, sinh một niệm có tâm khinh mạn, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

5. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, dùng hết các phương tiện an ủi cha mẹ, khiến cho không bị khổ não sợ hãi, trong hết thảy cảnh duyên đều được giải thoát. Nếu quý tiếc thân mạng tài vật, mà có một tâm niệm trốn tránh, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

6. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, thường dùng các loại Phật Pháp Đại Thừa khai giải cha mẹ, khiến họ hoan hỷ, sinh khởi chánh niệm, hiểu rõ chân tướng vũ trụ nhân sinh. Nếu lúc cúng dường pháp cho cha mẹ, gặp phải chướng ngại mà sinh thối tâm, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

7. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, hộ trì cha mẹ tu học Phật Đạo, hộ trì cha mẹ vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Thế Giới.

Giả sử lửa của tam thiên đại thiên Thế giới cùng đốt, vạn dao cùng đâm, nguyện hộ trì của con không chút lay động. Nếu không như vậy, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

8. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, rộng khắp vì người giảng nói hiếu đạo, lấy thân làm gương, khuyên bảo hết thảy chúng sanh hiếu dưỡng cha mẹ, thọ trì nguyện này không chút mệt chán. Nếu không như vậy, thì con là kẻ lừa dối Như Lai.

9. Con từ hôm nay cho đến cuối đời, vì cha vì mẹ siêng tu giới định huệ, dập tắt tham sân si, cầu sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Thế Giới, chóng thành vô thượng, chánh đẳng, chánh giác, viên mãn hiếu đạo.

Lại dùng thần thông đạo lực phân thân vô lượng Thế Giới, vì hết thảy cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp trước, dùng phương tiện trí, cúng dường giáo hóa, khai thị chánh đạo, giúp họ vãng sanh Cực Lạc Thế Giới. 

Nếu không như vậy, thì con là kẻ lừa dối Như Lai. Thỉnh cầu Chư Phật Bồ Tát và Tịnh Không Ân Sư gia trì phụng hành, viên mãn hiếu nguyện.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Đệ tử Chung Mao Sâm đảnh lễ Ngày mồng bốn tháng bốn năm 1997.

Cô giáo: Đây là Mao Sâm lúc mới được hai mươi bốn tuổi đã phát ra chín đại nguyện về việc hiếu dưỡng cha mẹ. Chúng tôi sau khi tiếp xúc Phật Giáo, điều này thật là sâu sắc.

Vốn là trước khi chưa học Phật, việc nhận thức và lý giải đối với hiếu đạo căn bản dừng lại ở mức độ nhận thức của Nho Giáo, nhưng sau khi học Phật thì điều này trở nên sâu sắc.

Sự sâu sắc đã thể hiện ở chỗ nào?

Chúng ta có thể thấy được, trong điều hiếu nguyện thứ sáu, Mao Sâm đã có nói, con từ hôm nay cho đến cuối đời thường dùng các loại Phật Pháp đại thừa khai giải cha mẹ, khiến họ hoan hỷ, sinh khởi chánh niệm, hiểu rõ chân tướng vũ trụ nhân sinh.

Đây chính là cúng dường pháp đối với cha mẹ, giúp cha mẹ nâng cao linh tánh, phá mê khai ngộ, nhận thức tự tâm, điều này đã vượt xuất khỏi những lý giải về hiếu đạo vốn có của chúng ta.

Điều thứ hai, chúng ta có thể thấy, Mao Sâm trong điều hiếu nguyện thứ bảy đã có nói, con từ hôm nay cho đến cuối đời, hộ trì cha mẹ tu học Phật Đạo, hộ trì cha mẹ vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Thế Giới.

Lập điều hiếu nguyện này là giúp đỡ cha mẹ liễu thoát sanh tử, xuất ly luân hồi, là lìa hết thảy khổ được vui cứu cánh, sau cùng thành Phật, vãng sanh thì sau cùng sẽ thành Phật. Điều này thì lại càng siêu vượt so với phạm vi hiếu đạo của Nhà Nho.

Tiếp sau đây chúng ta xem điều thứ ba, Mao Sâm ở trong điều hiếu nguyện thứ chín đã có nói, con từ hôm nay cho đến cuối đời, vì cha vì mẹ siêng tu giới định huệ, dập tắt tham sân si, cầu sanh A Di Đà Phật Cực Lạc Thế Giới, chóng thành vô thượng, chánh đẳng, chánh giác, viên mãn hiếu đạo.

Lại dùng thần thông đạo lực, phân thân vô lượng Thế giới, vì hết thảy cha mẹ trong nhiều đời nhiều kiếp trước, dùng phương tiện trí, cúng dường giáo hóa, khai thị chánh đạo, giúp họ vãng sanh Cực Lạc Thế Giới.

Đây là gì vậy?

Là tự mình tu hành đắc đạo thành Phật, lại đi giúp cha mẹ, giúp đỡ vô số cha mẹ đời trước cũng thành Phật Đạo, cho nên nhận thức này về hiếu đạo đã đột phá được bình diện, đã là đa duy thứ rồi, đã là nhiều tầng nhiều lớp rồi, đây là siêu vượt phạm vi hiếu đạo mà Nhà Nho đã từng nói, là đem tâm hiếu và tâm yêu thương mở rộng sâu sắc đến hư không pháp giới, và còn có thể xuyên suốt cổ kim ba đời, đã siêu vượt ra khỏi một gia đình, một đất nước, một Thế Giới.

Đương nhiên đây mới chỉ là một đại nguyện tốt đẹp của một người thanh niên hai mươi bốn tuổi, bây giờ mới bắt đầu nỗ lực khởi bước mà tu hành như vậy, cho nên mong đợi các vị bằng hữu ngồi ở đây, các vị nhân giả và quý thầy cô thúc giục chỉ đạo và hộ trì cho. Phương diện thứ hai chính là sau khi con trai tôi học Phật, cậu ấy đã phát lộ tâm nhân ái, rất thích giúp người làm vui.

Biểu hiệnchỗ nào?

Rất thích quyên góp in sách thiện, giúp trẻ em các khu nghèo khó của đất nước được đọc sách, việc giúp đỡ khi đó là các trẻ em khu vực dân tộc thiểu số ở Hồ Bắc, quyên trợ cho các em ở đó học tập, ngoài ra còn quyên tiền cứu tế các khu vực bị động đất và sóng thần.

Khi cậu ấy ở Úc Châu đã quyên tiền cho người dân bị nạn sóng thần Indonesia. Ngoài ra còn quyên góp Ấn Tống một số sách thiện do Học Viện Tịnh Tông đề xướng.

Và còn tại ngôi trường cậu ấy đã học trước đây, trường Đại Học Trung Sơn thành phố Quảng Châu, lập một chương trình học bổng tên là Hiếu đễ, giúp đỡ một số học sinh nghèo khó ở trường đại học gặp những khó khăn về phương diện nộp học phí. Đây là ưa thích giúp người làm vui, yêu thích giúp đỡ đại chúng.

Mao Sâm cũng đã lấy tiền từ lương thu nhập của mình dạy ở trường Đại Học khi đó đem làm những việc bố thí này, giúp đỡ mọi người. Phương diện thứ ba, tôi thấy từ sau khi tiếp xúc và học tập Phật Pháp, sức Thiền Định và sức nhẫn nại của Mao Sâm đã được nâng cao.

Lúc Mao Sâm ở trường Đại Học Mỹ, cậu ấy tuy được tiền học bổng, nhưng theo yêu cầu mỗi tuần phải làm việc với giáo sư hai mươi tiếng đồng hồ, cùng vị thầy hướng dẫn làm việc hai mươi giờ đồng hồ.

Thầy hướng dẫn của cậu ấy là một học gia kinh tế nổi tiếng của Mỹ, nghiên cứu học vấn rất nghiêm khắc, yêu cầu học trò cũng rất nghiêm ngặt, phần công việc ông giao cho Mao Sâm yêu cầu cậu hoàn thành trong vòng hai mươi giờ, nhưng khi Mao Sâm làm thì phải cần đến bốn mươi giờ mới có thể hoàn thành.

Nhưng mà Mao Sâm cậu ấy cũng rất có năng lực tiếp nhận, cậu ấy không có một lời oán thán, liền nỗ lực nâng cao năng lực thích ứng năng lực làm việc của chính mình.

Sau đó đã trải qua một khoảng thời gian kiên trì, cậu ấy có thể hoàn thành chỉ trong ba mươi giờ, lại trải qua một khoảng thời gian nữa, hai mươi giờ thì cậu ấy đã có thể hoàn thành, sau cùng thì trong mười giờ đã có thể hoàn thành. Khi đó Lão Pháp Sư Tịnh Không giảng Kinh Kim Cang, trong đó có một hộp băng tựa đề là Bố Thí Nhẫn Nhục, khi đó vẫn là thu băng.

Cái băng này cậu ấy đã nghe đến tám mươi lần, sau đó còn đem băng này từ dạng Quốc Ngữ Lão Pháp Sư giảng tiếng Quốc Ngữ dịch thành tiếng Quảng Châu, cậu ấy đem cho ông và bà nội nghe. Cho nên, là thanh niên chỉ cần có thể nhẫn nại thì có thể thành công.

Điều thứ tư, tôi cảm thấy con trai tôi sau khi tiếp nhận Phật giáo, sau khi tiếp nhận giáo dục của Thánh Hiền, tâm linh và trí tuệ đều có sự tăng trưởng, có thể phân biệt được hoa thơm cỏ độc.

Thời gian du học ở nước ngoài, tuy Thế giới bên ngoài là muôn màu muôn sắc nhưng vẫn có thể kìm chế được mình, cho nên có thể hoàn thành học vấn rất là thuận lợi, không có hư đốn, không hề trụy lạc, cũng không có phóng túng.

Chỉ trong thời gian bốn năm cậu ấy đã hoàn thành toàn bộ khóa trình học thạc sĩ và tiến sĩ, tốt nghiệp trước thời hạn, sớm hoàn thành và lấy được học vị tiến sĩ kinh tế trước hạn.

Vị thầy hướng dẫn cho Mao Sâm là một học gia kinh tế nổi tiếng, vị giáo sư này lúc bình thường trước giờ không hề khen ngợi Mao Sâm, ông yêu cầu nghiêm ngặt, trên mặt rất ít nở nụ cười, nhưng là một vị có thái độ nghiên cứu học vấn rất nghiêm cẩn, là một vị giáo sư vô cùng khả kính.

Trong thư tiến cử xin việc làm sau  tốt nghiệp do ông viết, ông đã hết sức nhiệt tình mà khẳng định về Mao Sâm, ông nói rằng Mao Sâm là học trò xuất sắc nhất trong suốt hai mươi năm năm dạy học của ông, ông đã khẳng định về cậu ấy như vậy.

Đánh giá này của ông đối với công việc của Mao Sâm sau tốt nghiệp vô cùng thuận lợi, được mấy trường Đại Học mời đến làm, sau cùng đến Đại Học Texas dạy học, công việc rất là thuận lợi.

Tại thời điểm mà cậu ấy tốt nghiệp, lúc đó ở Mỹ có một tờ tạp chí lớn tên là ai là người xuất sắc đang triển khai hoạt động bình xét sinh viên trên toàn nước Mỹ, bình xét ra ai là người xuất sắc.

Mao Sâm bởi vì đã được trường học đánh giá, cho nên cậu đã nhận được danh hiệu sinh viên xuất sắc nhất của năm đó. Đây cũng là một sự việc không ngờ tại Mỹ trong một lần tham gia hoạt động bình xét về thành tích và hồ sơ lưu trữ.

Hơn nữa, chính là chúng ta đã nói đến việc nâng cao về tâm linh, là chỉ nhận thức về vũ trụ nhân sinh, đã nâng cao về trình độ nhận thức cuộc sống, nhận thức sinh mệnh.

Mao Sâm dưới sự chỉ đạo của Lão Pháp Sư Tịnh Không, đối với nhận thức về nhân quả ba đời cậu ấy đã có được khái niệm khá rõ rệt, cho nên sau đó cậu ấy không ngừng tập hợp chứng cứ khoa học về con người chuyển thế luân hồi, và tiền kiếp đời này của những y học gia và tâm lý gia hiện đại. 

Cậu ấy sưu tầm rất nhiều, vả lại còn tham gia vào công tác nghiên cứu thảo luận với một số giáo sư và tiến sĩ ở nước ngoài thông qua điện thoại.

Sau cùng thì cậu ấy đã làm thành một số tư liệu, dùng tiếng Anh và tiếng Hoa để diễn giảng các nơi trên Thế giới, giới thiệu thành quả nghiên cứu khoa học về sinh mạng luân hồi và còn cả những minh chứng khoa học về nhân quả luân hồi.

Một đề mục khác là nghiên cứu thảo luận khoa học về sinh mạng luân hồi. Những báo cáo này của cậu đã đi làm diễn giảng ít nhất là năm mươi lần ở khắp các nơi trên Thế giới, nhận được hoan nghênh rất nhiệt liệt, cho nên chúng ta cảm thấy chân thật là gần người nhân tốt vô hạn, đức tiến dần lỗi ngày giảm.

Trong thiệp chúc mừng năm mới Mao Sâm gửi cho tôi năm đó, cậu ấy viết như vậy:

Mẹ kính yêu của con, chúc mừng năm mới.

Mỗi độ năm tháng lại tăng thêm một vòng luân chuyển,

Ân đức mẹ đối với con lại chồng thêm một lớp,

Mà tâm con báo ân mẹ lại sâu thêm một lớp.

Mẹ cũng giống như là những người mẹ khác,

Quan tâm chăm sóc cho con,

Nhưng mẹ lại coi trọng hơn những người mẹ khác,

Việc vun bồi giáo hóa cho con.

Dưỡng dục thân con,

Giác ngộ tâm con,

Lập dựng chí con.

Thâm ân của mẹ, thật như Phật Kinh chỗ nói vô lượng vô biên, đền báo ân mẹ, không gì qua thỏa chí mẹ.

Quyết chí tự cường, chính vì rộng mở tâm mẹ.

Con xin một đời ghi nhớ lời giáo huấn của mẹ:

Bất ly thế pháp chứng Phật Pháp

Bất ly Phật Pháp hành thế pháp,

Lập chí xuất thế,

Làm người giác ngộ của thế gian.

Một số triết học gia dựa vào tầng thứ nhu cầu cuộc sống của con người phân ra làm năm phương diện:

1. Cầu sinh tồn.

2. Cầu no ấm.

3. Cầu phát triển.

4. Cầu văn hóa.

5. Cầu Tôn giáo chính là giáo dục triếtThánh Hiền.

Một con người mà có thể sinh tồn, sau khi có thể no ấm, thì cầu đến phát triển, sau khi phát triển thì người đó lại cầu cần có văn hóa, sau khi có văn hóa, người đó lại thấy cần có đến Tôn giáo, cho nên các triết học gia này đã nói rằng con người ta có năm cấp độ về nhu cầu.

Tôi rất hy vọng con trai tôi có thể viên mãn được cả năm phương diện này. Vào mùa hè năm 1999, tôi đi đến Mỹ để tham gia lễ tốt nghiệp tiến sĩ của con trai, khi đó tôi gửi cho Tịnh Tông Học Hội Dallas, là Đạo tràng do Lão Pháp Sư Tịnh Không thành lập, một thư cảm ơn, đồng thời trình lên tôi xin cúng dường một ngàn đô la được để dành từ tiền lương của mình, bày tỏ lòng cảm ơn của mình.

Ở chỗ này, tôi mong muốn được chia sẻ với mọi người tấm lòng cảm ơn của tôi lúc đó.

Lúc đó tôi đã viết gửi một bức thư như vậy:

Toàn thể Pháp Sư Đại Đức và Cư Sĩ Tịnh Tông Học Hội Dallas kính mến!

Nhân lễ tốt nghiệp tiến sĩ của con trai con là Chung Mao Sâm, con xin được bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn sâu sắc với quý vị. Sự hiện diện của Trụ Trì và Đạo tràng các vị giống như là ốc đảo giữa hoang mạc, khiến cho con trai con trong khoảng thời gian bốn năm du học tại Mỹ thường nhận được ở đây những lợi ích về tinh thần, nhận thức được chân lý, trưởng thành lành mạnh hoàn thành học nghiệp.

Điều khiến con cảm kích nhất là ở đây Mao Sâm đã được nghe sự chỉ dạy ân cần của Pháp Sư Tịnh Không cùng lúc với hoàn thành việc học chuyên ngành cao cấp tại Mỹ, đã tiếp thu được nền giáo dục từ bi trí tuệ, là giáo dục của Phật Đà, đồng thời cũng lập chí hoàn thiện nhân cách, thành tựu Phật Đạo.

Xin cảm tạ toàn thể chư vị, chư vị là người thầy chân chánh của Mao Sâm.

Kính chào!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Triệu Lương Ngọc cẩn ghi.

Ngày 9 tháng 8 năm 1999.

Còn đây là tấm hình mà Mao Sâm cùng chụp chung với Lão Pháp Sư sau lễ tốt nghiệp.

Giáo sư: Đêm trước ngày diễn ra lễ tốt nghiệp, mẹ đã gửi đến cho tôi một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật không như lúc bình thường, đây là một tấm thiệp chúc mừng cỡ lớn chứa đầy triết lý nhân sinh do chính tay mẹ làm ra, bên trong là những bức hình của tôi và mẹ trong những khoảng thời gian khác nhau, và những hình tôi chụp chung với các thầy cô, còn có những người ảnh hưởng sâu sắc với tôi lúc thiếu niên, là hình của ông ngoại và bà ngoại tôi.

Lời chúc trong thiệp mừng sinh nhật gửi cho tôi, mẹ đã viết như vậy:

Mao Sâm con! Vào dịp sinh nhật thứ hai mươi sáu và trước khi làm lễ tốt nghiệp của con, hãy nhớ một chút về ông bà, cha mẹ, thầy cô ở quê nhà, nhìn xem hình chụp chung hai mươi sáu năm qua của chúng ta, từ khi con ấu thơ, tiểu học, trung học, Đại Học, đến du học thạc sĩ, tiến sĩ ở Mỹ. Thời gian này trôi qua giống như là một giấc mơ.

Hoan hỷ chăng?

Cảm thán chăng?

Hay là thành thục và tỉnh ngộ?

Xem tiếp đến hình của ông ngoại khi ông còn là thanh niên và trước khi ông qua đời. Lại xem tiếp đến hình của bà ngoại con khi bà còn con gái và trước khi bà qua đời.

Con biết đây là đời người mà phải không?

Con ngộ ra được điều gì?

Con mẹ tốt nghiệp tiến sĩ rồi sẽ lên bục giảng ở trường đại học Mỹ dạy học, mẹ sẽ vì con mà chân thật chúc phúc: Nguyện con tôi lập chí xuất thế, làm người giác ngộ của thế gian, nguyện cho con có được một đời sống đầy trí tuệ.

Nguyện con đi ra Thế Giới tâm không chút vướng ngại. Giác ngộ, phụng hiến cầu sanh Tịnh Độ.

Mẹ của con.

Viết vào tháng 5 năm 1999, Quảng Châu, Trung Quốc. 

Trong thư mẹ gửi còn có lời khuyến khích tôi rằng, cuộc sống mãi mãi nằm trong Thế giới cảm ân, mãi mãi có một cuộc sống tinh thần, tín ngưỡng, giáo dục nội tại đầy phong phú cho đến cuối đời.

Cô giáo: Chúng ta là người làm mẹ phải dẫn dắt con cái tiếp nhận bốn loại giáo dục là giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và giáo dục Thánh Hiền.

Bốn loại giáo dục này thu gom hết thảy, sau khi đứa trẻ bước ra xã hội thì liền có thể vì người khác mà phục vụ rất tốt. Vừa rồi là chúng tôi đã trình bày về lấy giáo dục gia đình làm đầu và tiếp thu cùng lúc bốn loại giáo dục.

Tiếp sau đây chúng tôi xin trình bày, báo cáo đến nội dung thứ sáu, chính là thăng hoa của giáo dục gia đình, thúc đẩy con cái vì Thế Giới hài hòa mà lập đức, lập công, lập ngôn.

***