Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén

niemphat.edu.vn

NGAY TRONG ĐỜI NÀY CHÚNG TA CÓ THỂ THÀNH PHẬT, CHẮC CHẮN CÓ THỂ THÀNH PHẬT

NGAY TRONG ĐỜI NÀY CHÚNG

TA CÓ THỂ THÀNH PHẬT,

CHẮC CHẮN CÓ THỂ THÀNH PHẬT

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Niệm Phật, nhất định phải giống A Di Đà Phật, A Di Đà Phật mỗi niệm giúp hết thảy chúng sanh khổ nạn. Giúp họ phá mê khai ngộ, giúp họ ly khổ đắc lạc, giúp họ vãng sanh về Thế Giới Tây Phương Cực Lạc. Ở Thế Giới Cực Lạc chứng được Phật Quả cứu cánh viên mãn ngay trong đời này.

Chúng ta trong một đời này có duyên phận thù thắng như vậy, thật khó được. Quý vị phải nên thực sự tin tưởng, thực sự nguyện sanh về Thế Giới Cực Lạc thân cận Phật A Di Đà. Ở Thế Giới Cực Lạc tu hành thành tựu, thành tựu viên mãn. Sau khi thành tựu thì quý vị giống như Phật A Di Đà, phổ độ chúng sanh đau khổ trong hư không pháp giới.

Câu phía sau: Kiêm vi Thánh Nhân, Thánh Nhân cũng phải độ, nhưng ưu tiên chúng sanh khổ nạn, vì họ quá khổ, phải ưu tiên họ. Bồ Tát nghe được pháp môn này, niệm Phật cầu vãng sanh, hay.

A La Hán gặp được pháp môn này, Bích Chi Phật gặp được pháp môn này, cũng phát tâm cầu sanh Tịnh Độ, đều hay, nhưng đây chỉ là phụ, chủ yếu là đối với chúng sanh tội khổ ở trong sáu nẻo.

Cánh cứ bản phẩm, Kinh Văn ở đây. Khai khẩu tiện đạo viết, Thập Phương Thế Giới Chư Thiên Nhân dân, kỳ hữu chí tâm nguyện sanh bỉ quốc, phàm hữu Tam bối. Kinh trung Tam bối, chỉ thị thập phương chi Chư Thiên Nhân dân. Chư Thiên Nhân dân là chúng sanh sáu nẻo, không có nói đến Bồ Tát, Thanh Văn.

Quý vị xem Kinh Văn này rất rõ ràng, nên biết Tam bối là chỉ, đầu tiên là phàm phu, nhưng trong Kinh cũng kiêm luôn Thánh Nhân.

Phàm phu chúng ta đối với Kinh Giáo này chắc chắn không thể hoài nghi, nếu như hoài nghi, chịu thiệt thòi là chúng ta, thiệt thòi này của chúng ta có thể rất lớn, vì sao?

Bỏ lỡ cơ hội thành Phật ngay trong đời này. Ngay trong đời này chúng ta có thể thành Phật, chắc chắn có thể thành Phật, đây là điều hy hữu khó gặp biết bao.

Kiêm vì Thánh Nhân, phía dưới trong Phẩm Bổ Tát Vãng Sanh: Thập Phương Thế Giới chư Bồ Tát chúng, đương vãng sanh giả, đãn thuyết kỳ danh, cùng kiếp bất tận. Ở đây nói rõ chư Bồ Tát trong mười phương Thế Giới, niệm Phật vãng sanh rất nhiều.

Quá nhiều, thật quá nhiều. Nói tên của họ cả kiếp cũng không nói hết, vô lượng kiếp cũng không thể nói hết. Quý vị nói Bồ Tát ở Thế Giới Cực Lạc có bao nhiêu.

Trong Kinh Văn, ở trước chúng ta đọc đến: Kỳ Thượng Bối giả, xả gia khí dục, nhi tác Sa Môn.

Đến chỗ này mới giảng được một câu đầu của Kinh Văn: Xả gia khí dục, nhi tác Sa Môn.

Thượng Bối phải lìa gia đình, rời xa gia đình là sao?

Xuất gia.

Khí dục: Ly dục dã, nhất định buông xả tình dục, vì sao?

Tình dục là nguyên nhân của luân hồi sáu nẻo, luân hồi sáu nẻo từ đâu đến?

Chính là tình thâm, dục vọng của chúng sanh nhiều, thế giới này trở thành luân hồi sáu nẻo.

Quý Vị hỏi họ vì sao có thể trở thành luân hồi sáu nẻo?

Điều này trong Kinh Đại Thừa Phật thường nói, cảnh tùy tâm chuyển, cảnh giới bên ngoài tùy theo tâm mà chuyển. Do vậy có thể biết, tình dục là nhân tố thứ nhất tạo nên hình tướng của sáu nẻo, chỉ cần có tình có dục thì sáu nẻo sẽ hiện ra.

Nếu như tình và dục không có nữa, đoạn được rồi, nói cho các vị là sáu nẻo không còn nữa. Tình dục nếu được chế phục, chưa đoạn, quý vị còn ở sáu nẻo. Nhưng quý vị không ở Dục Giới, quý vị đến Sắc Giới.

Do vậy có thể biết, tình dục rất nghiêm trọng, thứ này không buông xuống, Dục Giới rất khổ. Trời Sắc Giới so với Dục Giới thù thắng hơn rất nhiều rất nhiều.

Đây là điều chúng ta không thể không biết, không thể không biết được, đây không phải là thứ tốt, nhưng người thế gian tham luyến, không ai bằng lòng buông xuống, chúng ta nên biết đạo lý này. Từ vô thỉ kiếp thì chúng ta đã vì điều này, mà đọa lạc trong luân hồi sáu nẻo. Đời này gặp được đại thừa, gặp được Tịnh Tông, mới hiểu được việc này.

Mới biết được từ vô lượng kiếp ở trong sáu nẻo, chịu bao nhiêu là khổ, chịu bao nhiêu nạn, đều là vì hai chữ này. Sau khi hiểu được thì chúng ta thực sự bỏ xuống, thực sự buông xuống gọi là xuất gia. Cho nên xuất gia không nhất định xuất gia trên hình thức, ở sau Niệm Lão đều nói đến.

***