Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén

niemphat.edu.vn

NHƯ LAI CHÍNH LÀ TỰ TÁNH, TRÍ HUỆ CHÍNH LÀ THƯỜNG TỊNH QUANG

NHƯ LAI CHÍNH LÀ

TỰ TÁNH, TRÍ HUỆ CHÍNH

LÀ THƯỜNG TỊNH QUANG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Nhất Phật sát mãn thập phương. Ở đây nói về ba động, trong Hoàn Nguyên Quán cho chúng ta biết, nói về khởi nhị dụng, từ một thể khởi nhị dụng. Trong nhị dụng, chánh báo là mình, y báo là hoàn cảnh, đây gọi là nhị dụng.

Bất luận là chánh báo hay y báo, đều đang chấn động, không chấn động thì chẳng còn hiện tượng, là quay về Thường tịch quang, chấn động này chưa bao giờ ngừng nghỉ.

Hiện tượng động đầu tiên của nó là châu biến pháp giới. Các nhà khoa học hiện nay vẫn chưa thể tìm thấy được, vì tốc độ của ba động này quá nhanh. Nên nhớ là châu biến pháp giới, vừa động là châu biến pháp giới.

Tâm của chúng ta phải tốt, một niệm bất thiện cũng châu biến pháp giới, đừng tưởng rằng người khác không biết, người biết được nhiều vô số, chẳng có ai là không biết, cho nên không thể có ý niệm bất thiện, không thể có ngôn từ bất thiện, mình phải nghiêm chỉnh tu tập. Nhìn thấy người khác bất thiện, đừng để trong lòng, không nên phê bình, không nên để trên miệng.

Vì sao vậy?

Bởi duy trì tâm thanh tịnh của mình, nếu để trong lòng thì tâm quý vị sẽ không thanh tịnh, sẽ biến thành thùng rác chứa những điều bất thiện, quý vị có muốn như vậy không?

Đem tâm thanh tịnh của mình làm thùng rác của người khác, suốt ngày làm phiền người khác, tìm lỗi người khác, vừa động niệm, vừa mở miệng là bỏ vào đó hết, chứa đựng quá nhiều, chứa đựng quá đầy rồi, cho nên bây giờ muốn phục hồi thanh tịnh, khó lắm.

Kỳ thật tất cả đều là hư vọng. Thời gian tồn tại của một hạt quang tử rất ngắn, mỗi hạt đều chẳng tương can, đều độc lập riêng.

Chỉ cần quý vị chịu buông bỏ thì nghiệp chướng sẽ tiêu trừ, tiêu nghiệp chướng thật khó, sám hối chẳng dễ dàng, là vì quý vị không hiểu rõ chân tướng sự thật. Hiểu rõ chân tướng sự thật, phục hồi thanh tịnh bình đẳng giác của chính mình. Thanh tịnh bình đẳng giác vốn có đầy đủ trong tự tánh.

Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy: Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ của Như Lai, Như Lai chính là tự tánh, trí huệ chính là Thường tịch quang. Trong lượng tử lực học gọi là lượng tử, lượng tử có tiểu quang tử, quang đó là ánh sáng của tự tánh. Đức ở đây ngày nay nói là năng lực, là tài nghệ, năng lực là đức.

Tướng hảo, nói đến tướng hảo, đầu tiên sẽ nghĩ đến chính mình, tướng mạo trang nghiêm đẹp đẽ, thân thể khỏe mạnh trường thọ, mỗi mỗi đều là vô lượng thọ. Hiện nay quý vị mê, bản thân quý vị không biết, Chư Phật Bồ Tát giác ngộ, Chư Phật Bồ Tát nhìn thấy quý vị là vô lượng thọ, mỗi hạt tiểu quang tử đều là vô lượng thọ.

Quang tử đốt cháy rồi, khi ý niệm này vừa hiện tiền thì lập tức bị tiêu diệt, sau khi tiêu diệt rồi nó sẽ đi đâu?

Nó lại trở về Thường tịch quang, từ Thường tịch quang sanh khởi, lại trở về Thường tịch quang. Các nhà khoa học ngày nay đang nghiên cứu, đang thảo luận, họ nói vũ trụ này, chín phần mười vũ trụ không thấy nữa, khoa học tìm không ra, các nhà khoa học tìm được, đại khái khoảng 10%, còn 90% hình như phồng lên, phồng lên đến cuối cùng không còn nữa.

Sao cuối cùng không còn?

Bởi nó trở về Thường tịch quang. Đức Phật nói rất rõ ràng, họ còn đang hoài nghi. Thập huyền môn để cho họ giảng, giảng được thôi, chứ giảng không thấu triệt.

Vì sao vậy?

Bởi đó chẳng phải là cảnh giới của họ. Hiện tại vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của họ hoàn toàn chưa buông bỏ được, chưa buông bỏ mà chứng được, nếu là khoa học chứng được, vậy chúng ta có thể không cần học Phật học, mà học với các nhà khoa học là được rồi. Họ nói rất hay, nhưng họ không chứng được, họ không được lợi ích.

Nếu thật sự chứng được, thì được lợi ích lớn, học mà không dùng được, thông thường người ta gọi là huyền học, quý vị không dùng được. Phật Pháp là khoa học, khoa học và huyền học khác biệt nhau ở chỗ này, huyền học là học rồi mà không dùng được, nhưng Phật Pháp học rồi thì dùng được, dùng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của quý vị.

Dùng được là thế nào?

Trong Kinh Đức Phật dạy: Lìa khổ được vui. Tam khổ, bát khổ đều đoạn hết, không còn khổ thì quý vị được đại tự tại, đại tự tại chính là lạc, bản thân mình làm chủ được.

Tứ đức trong tự tánh là thường lạc ngã tịnh. Ngã có nghĩa là tự tại, là vĩnh hằng, cho nên thân này không phải là ta, thân có sanh diệt, nó là hình tướng huyễn hóa của vọng tâm, nó không thật có. Khi mê, thân này chết rồi, thân này diệt rồi, linh hồn thì bất diệt.

Thân diệt rồi nó đi về đâu?

Hiện tượng vật chất này đi về đâu?

Hiện tượng vật chất vốn không có, thì nó đi về đâu chứ?

Trong Kinh Lăng Nghiêm nói rất hay: Đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận, sanh diệt đồng thời đồng xứ, đồng thời đồng xứ. Cho nên trong Kinh nói đồng thời tương ưng chính là nghĩa này.

***