Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén

niemphat.edu.vn

TA KÍNH PHẬT LÀ KÍNH TỰ TÁNH CỦA MÌNH, TA YÊU PHẬT LÀ YÊU TỰ TÁNH CỦA MÌNH

TA KÍNH PHẬT LÀ KÍNH TỰ TÁNH

CỦA MÌNH, TA YÊU PHẬT

LÀ YÊU TỰ TÁNH CỦA MÌNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy: Như Lai là người nói chân ngữ, như ngữ. Chân nghĩa là không nói lời dối trá, chân tướng sự thật như thế nào nói ra đúng như vậy, không thêm bớt điều gì.

Truyền lại cho chúng ta thông tin đúng như sự thật này, chúng ta nên tin tưởng. Khởi tâm động niệm nên suy nghĩ về những điều này, không nên nhớ đến việc khác, thường xuyên đọc những câu Kinh này, như vậy mới thật sự gọi là đọc Kinh.

Thường có trong tâm, từ từ quên đi cảnh giới bên ngoài, dùng cảnh giới của Phật thay thế cảnh giới bên ngoài, chúng ta thân cận Chư Phật Bồ Tát. Tất cả tế bào trên cơ thể mình, những tế bào này do nhiều hạt vi trần hợp thành, cơ thể chúng ta là một vũ trụ nhỏ. Đây là chân tướng sự thật.

Nhìn xa ra Thế giới bên ngoài, tất cả hiện tượng vật chất đều  do quần lượng tử tích tụ mà có. Quần lượng tử do vi trần tích tụ thành. Đức Phật ở đó. Tự nhiên chúng ta sẽ nghĩ đến Phổ Hiền Bồ Tát có dạy, nguyên tắc tu tập là Thập đại nguyện vương, trong đó có Lễ Kính Chư Phật.

Người xưa viết cuốn Lễ Ký, khi đó Đạo Phật chưa truyền vào Trung Quốc, chúng ta có thể nhận thấy trí huệ của ngưỡi xưa.

Thiên thứ nhất trong Lễ Ký là Khúc Lễ, câu đầu tiên: Khúc Lễ viết, vô bất kính, và nguyện thứ nhất lễ kính Chư Phật của Bồ Tát Phổ Hiền, chẳng phải không hẹn mà nên đó sao?

Không có điều gì chẳng cung kính, tâm cung kính này là gì?

Là tánh đức, tự nhiên lưu xuất ra, biểu hiện ra bên ngoài, cung kính đối với tất cả mọi người, chẳng phải hư ngụy. Cung kính từ tâm chân thành lưu xuất ra. Lễ Kính Chư Phật đấy.

Cung kính tất cả động vật, quý vị nên biết, những con vật như muỗi mòng là hiện tượng bao nhiêu vi trần tích tụ lại mà có, nên nhớ rằng trong mỗi hạt vi trần có trần số sát, mỗi trần số sát đó có nan tư Phật, quý vị còn dám đập chết một con muỗi chăng?

Đập chết một con muỗi là hủy diệt mất bao nhiêu Phật sát, giết biết bao nhiêu Phật rồi. Đây là sự thật không dối gạt đâu. Từ đó chúng ta mới thật sự lãnh hội được Thập đại nguyện vương.

Cho nên cung kính tất cả động vật, chúng ta cung kính nó, nó sẽ cung kính chúng ta, ta không giết hại nó, nó sẽ không giết hại ta. Đừng tưởng bệnh truyền nhiễm, nhưng con vật này mang theo mầm bệnh, chúng ta phải tiêu diệt nó, sai lầm đấy. Nó không mang theo bệnh.

Có mầm bệnh là sao?

Bởi ý niệm của ta có độc tố, tâm niệm không độc, thì tất cả thế giới vật chất bên ngoài sẽ không độc, tất cả đều do ý niệm biến hóa ra.

Vì sao chúng ta không dùng chánh niệm để hóa giải vấn đề này. Nếu dùng ý thức hóa giải vấn đề là sai lầm, ý thức không được đâu, phải dùng chánh niệm. Ly tâm ý thức chính là chánh niệm. Tâm, ngày nay chúng ta gọi là ký ức, ý thức là phân biệt, Mạt na là chấp trước.

Chỉ cần quý vị không khởi tâm động niệm, không phân biệt chấp trước, là tự tánh khởi tác dụng. Không nên lạc vào tâm ý thức.

Giao Quang Đại Sư chú giải Kinh Lăng Nghiêm, Ngài chủ trương xả thức dụng căn. Trong Hội Lăng Nghiêm Đức Phật đề xướng việc này, nhưng thông thường người ta không dễ làm được, tuy chúng ta chưa làm được nhưng phải biết việc này, nghiêm chỉnh nỗ lực học tập không sợ sệt.

Sợ sệt là sao?

Là chưa hiểu thấu. Thật sự hiểu thấu rồi, tâm sẽ an định, không còn hoài nghi nữa, hiểu không thấu triệt sẽ sanh tâm hoài nghi. Có hoài nghi là có lo sợ không dám làm.

Những hiện tượng này chúng ta không khó lý giải, bản thân mình nghiêm chỉnh nỗ lực, nhất định không rời Kinh Điển đại thừa. Chúng ta là phàm phu, cần nên nương vào những lời dạy trong Kinh Điển đại thừa, nghiêm chỉnh nỗ lực làm theo.

Những lời dạy trong Kinh Điển đều từ tánh đức lưu xuất ra. Tánh đức của Chư Phật Như Lai và tánh đức của chúng ta là một chẳng phải hai.

Nói cách khác từ tự tánh lưu xuất ra, có phải chúng ta đi theo Đức Phật Thích Ca chăng?

Không, chúng ta đi theo tự tánh của chính mình. Quý vị phải có khái niệm, chúng sanh và Phật không khác, phải có sự nhận thức này. Ta kính Phật là kính tự tánh của mình, ta yêu Phật là yêu tự tánh của mình. Chư Phật Như Lai và các vị hóa thân Bồ Tát đều từ tự tánh lưu xuất ra. Thanh tịnh, trang nghiêm, viên mãn, điều này chúng ta cần nên học tập.

Không phải chúng ta bị người khác xỏ mũi dắt đi, khẳng định mình người không khác. Tất cả Chư Phật Như Lai là tự tánh của mình biến hóa ra, rời tự tánh không có Phật Bồ Tát. Chúng ta xem Kinh Điển như thế, tâm trạng hoàn toàn khác.

Trong Kinh viết gì?

Viết về chính mình, mỗi câu mỗi chữ đều là mình. Như thế quý vị mới có thể dung hợp thành một thể với Kinh Điển, dung hợp thành một thể với Chư Phật Bồ Tát, tâm cung kính mới có thể lưu xuất ra.

***