Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén

niemphat.edu.vn

TÂM ĐỊA CỦA HỌ MỘT MẢNG TỪ BI, CHÂN THẬT KHÔNG CÓ Ý NIỆM TỰ TƯ TỰ LỢI, CHO NÊN MỚI CÓ CÁI TƯỚNG LẠ NÀY

TÂM ĐỊA CỦA HỌ MỘT MẢNG TỪ BI,

CHÂN THẬT KHÔNG CÓ Ý NIỆM

TỰ TƯ TỰ LỢI, CHO NÊN

MỚI CÓ CÁI TƯỚNG LẠ NÀY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Trong quyển sách này chính là một tiêu chuẩn, một tiêu chuẩn rất tốt. Từ trên nguyên lý, nguyên tắc mà nói, nó đem hai phương diện thiện và ác nói được tường tận.

Thế nhưng người hiện đại chúng ta tâm ý qua loa, cho dù đem thiên văn chương này đọc qua ba ngàn lần cũng chưa chắc có năng lực phân biệt thiện ác. Cho nên ác không dễ gì đoạn trừ, thiện rất khó mà tu tích, đạo lý chính ngay chỗ này.

Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, hai chữ này nếu không làm được cho rõ ràng thì là mê hoặc. Trong lòng mê hoặc, ác nghiệp vẫn tiếp tục tạo, tuy miệng của bạn chưa tạo, thân chưa tạo, nhưng ý của bạn đang tạo.

Niệm niệm tương ưng với ác, không tương ưng với thiện, niệm Phật như vậy đối với việc Vãng Sanh sẽ tạo thành chướng ngại rất lớn, chúng ta không thể không biết.

Cho nên, Đại Sư Ấn Quang ngay trong một đời cực lực đề xướng Liễu Phàm Tứ Huấn, Cảm Ứng Thiên, An Sĩ Toàn Thư. Ngài rất là xem trọng nên vào thời đại đó, Ngài phiên ấn lưu thông hơn ba trăm vạn cuốn, đích thực làm cho người kinh ngạc.

Tại sao Ngài phải làm như vậy?

Mục đích chẳng ngoài cứu vãn kiếp vận, giúp đỡ người niệm Phật bình bình an an được sanh Tịnh Độ. Người xưa thường hay khuyên bảo người trì giới niệm Phật. Bạn đem ba quyển sách này số lượng không lớn lý giải thấu triệt, tín thọ phụng hành thì gọi là trì giới, như vậy niệm Phật mới có thể vãng sanh.

Trong Hội Biên chú giải nói được nhiều, nói được tường tận, nêu ra rất nhiều thí dụ để chứng minh. Những việc nêu ra này thực tế mà nói, không thể nêu hết. Trong đây đã nêu ra một số người, chẳng qua là một, hai phần vạn mà thôi.

Vào thời đại này, nếu chúng ta tỉ mỉ quán sát thì sẽ thấy thiện ác quả báo rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo. Người có tâm ý qua loa thì không thể thấy ra được, nhưng người có tâm ý cẩn mật thì rõ như trong bàn tay.

Chúng ta có lỗi lầm, nghiêm trọng nhất chính là tự tư tự lợi, khởi tâm động niệm đều là vì lợi ích của chính mình, khiến cho chúng ta mờ mịt, không thấy được rõ ràng đối với phải quấy, thiện ác.

Đem đoạn ác tu thiện, giáo huấn quan trọng như vậy lơ là đi. Cho nên, dù ngay đời này duyên phận không tệ, được thân người, gặp Phật Pháp, nhất là gặp được pháp môn Tịnh Độ thù thắng, thế nhưng ở ngay trong một đời này vẫn cứ là không thể thành tựu.

Bạn nói xem, đáng tiếc dường nào. Thế gian không có việc gì đáng tiếc hơn so với việc này. Chúng ta, trong lòng của chính mình phải tường tận.

Vậy phải làm thế nào mới được xem là chân thật tu hành?

Tu hành, trước tiên chúng ta phải làm cho rõ ràng ý nghĩa của hai chữ này. Hành là hành vi. Trong Phật Pháp đem nó phân làm ba loại lớn là thân ngữ ý.

Thân thể tạo tác, nhất cử nhất động. Đây là hành vi của thân nghiệp.

Khẩu là ngôn ngữ. Ý là tư tưởng, kiến giải, cách nghĩ, cách nhìn của bạn. Đây là hành vi của ý.

Trong hành vi của ba nghiệp, quan trọng nhất là ý nghiệp. Khởi tâm động niệm, nếu như tâm niệm của chúng ta, mỗi niệm vì lợi ích chúng sanh thì đây là thiện. Nếu như mỗi niệm vì lợi ích chính mình thì đây chính là ác.

Lợi ích chính mình, trong đó còn có lợi ích chúng sanh, đây là trong ác có thiện. Lợi ích tất cả chúng sanh, trong đó còn mang theo lợi ích của chính mình, đó là trong thiện có ác.

Chúng ta đều có thể phân biệt rõ ràng thì đoạn ác tu thiện bạn mới có chỗ ngộ nhập. Nhất định phải biết được kiếp người khổ đau và ngắn ngủi, trên Kinh Phật thường nói thế gian vô thường, cõi nước không an. 

Người chân thật tường tận, họ sẽ nắm chặt lấy cơ hội này, nắm lấy duyên phận này, đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức. Thiện ác là trong ba cõi. Vấn đề trong ba cõi không giải quyết được thì không thể nào siêu việt ba cõi.

Các bạn phải nên biết, có một số người không có đi học, không biết chữ, dường như là đạo lý gì cũng không hiểu, nhưng lâm chung niệm Phật có thể tự tại vãng sanh. Không nói quá khứ, chỉ nói hiện tại, hiện tại có không ít người, tôi đã nghe được tổng cộng có mấy mươi người, khi lâm chung biết trước giờ chết, rõ ràng tường tận, đứng mà vãng sanh, ngồi mà vãng sanh, tướng lạ hi hữu.

Chúng ta dường như thấy họ đều không quá rõ ràng đối với những đạo lý này, nhưng trên thực tế họ đã vạn duyên buông bỏ. Bạn tỉ mỉ mà quán sát, tâm địa của họ một mảng từ bi, chân thật không có ý niệm tự tư tự lợi, cho nên mới có cái tướng lạ này.

Nếu như mang theo một chút ý niệm tự tư tự lợi, vãng sanh cũng có, nhưng tướng lạ như thế sẽ không có. Sự việc cảm ứng này vi diệu cùng tột. Chúng ta phải tỉ mỉ quán sát, tỉ mỉ thể hội, chăm chỉ nỗ lực phụng hành thì đối với chính mình nhất định có chỗ tốt.

Người không hiểu rõ đạo lý này, cho rằng chính mình đang hành thiện, chính mình đã lìa khỏi ác nghiệp. Loại hiểu lầm này thường hay xem thấy và tồn tại phổ biến. Xã hội hiện nay, mỗi mỗi giai tầng, thật đúng như người xưa đã nói tích phi thành thị, mọi người đều sai.

Mọi người đều sai thì đúng, trong thế pháp miễn cưỡng có thể nói như vậy, nhưng với nhân quả ở trong Phật Pháp chắc chắn sai lầm. Không phải mọi người sai rồi thì thành đúng. Nhân quả không thể bỏ sót bạn, Thiên địa quỷ thần không thể bỏ sót bạn. Trong chú giải nêu ra rất nhiều thí dụ.

***