Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén

niemphat.edu.vn

TẬP KHÍ NGHIỆP CHƯỚNG CỦA HỌ QUÁ NẶNG, KHÔNG CÓ PHƯỚC ĐỨC LỚN NHƯ VẬY

TẬP KHÍ NGHIỆP CHƯỚNG CỦA

 HỌ QUÁ NẶNG, KHÔNG

PHƯỚC ĐỨC LỚN NHƯ VẬY

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Phật Bồ Tát trước giờ không giở thủ đoạn, là tự nhiên, là chiêu cảm của trí tuệ đức hạnh.

Người khác không phục ta, là do trí tuệ đức hạnh của ta không đủ, đây là một nguyên nhân. Nguyên nhân thứ hai, tập khí nghiệp chướng của họ quá nặng, không có phước đức lớn như vậy. Nương tựa vào bậc thiện tri thức cần phải có phước báo.

Trong Kinh nói: Không thể ít thiên căn phước đức nhân duyên. Chúng ta gần gũi một vị thiện tri thức, cũng là thiện căn phước đức nhân duyên, ba cái đều đầy đủ.

Nhân duyên là người giới thiệu, chúng ta cùng với thiện trí thức quen biết, nguyên nhân nào quen biết?

Đây là nhân duyên. Sau khi quen biết, then chốt ở chỗ thiện căn phước đức của quý vị.

Thiên căn là gì?

Tín. Ta đối với họ không hoài nghi, ta tín ngưỡng họ, ta bằng lòng theo họ học tập.

Phước đức là gì?

Đối với họ ̣cung kính, tôn kính. Kính là phước đức, phụng sự sư trưởng là kính, có tâm hiếu thuận, có tâm cung kính. Thầy giáo dạy quý vị, quý vị thật sự có thể hiểu được, có thể đạt được, quý vị tràn đầy pháp hỷ.

Giống như trong Kinh nói: Phiền não nhẹ, trí huệ lớn. Sao ta có thể không vui được. Tất cả những việc vui sướng ở thế gian, quý vị có thể bỏ sạch sẽ.

Vì sao vậy?

Vì niềm vui này so với niềm vui kia lớn hơn.

Đúng như lời người xưa nói: Thế vị sao đậm bằng pháp vị. Vị của thế gian không thể sánh với vi ̣của pháp. Hơn nữa vi ̣thế gian này, đó là tham luyến năm dục sáu trần, bên trong có tác dụng phụ ̣rất nghiêm trọng, quả báo không thể tưởng tượng được. Bên trong vị của pháp, không có tác dụng phụ. Vui vô cùng, không có lúc dừng.

Vấn đề ở chỗ nào?

Bây giờ ta chưa thưởng thức được, không sai, ta chưa thưởng thức được.

Vì sao ta chưa thưởng thức được?

Vì hai chữ Hiếu kính này ta chưa làm được. Nếu như có đủ điều kiện của hai chữ này, thì ta có thể thưởng thức được. Đây chính là điều Đại Sư Ấn Quang nói, đối với thầy giáo có một phần thành kính, là ta đạt được một phần lợi ích.

Trên thực tế, có phải thầy giáo muốn ta thành kính không?

Không phải. Thầy giáo không cần ta thành kính, thành kính là tự bản thân ta. Bản thân quý vị là người có tâm thanh kính, đó gọi là pháp khí. Ý nói là quý vị có đủ điều kiện, đón nhận pháp lớn của Như Lai, quý vị có đủ điều kiện. Không có thành kính, quý vị không có đủ điều kiện này.

Thầy giáo tuy là mỗi ngày dạy dỗ ta, nhiệt tình dạy ta, ta nghe không vào. Lúc đến lớp, tâm hồn ở đâu đâu, trong lòng suy nghĩ lung tung. Hoài nghi lẫn lộn, vọng niệm lẫn lộn. Rốt cuộc, sau buổi học, cái gì cũng không đạt được, chỉ đạt được một chút hiểu biết tầm thường mà thôi.

Cho nên đầy đủ thành kính, là tự bản thân của ta. Có nền tảng để thành Thánh thành Hiền, có cội rễ này. Thầy giáo làm tăng thượng duyên cho ta, bản thân ta có gốc rễ, thầy giáo làm tăng thượng duyên cho ta. Có được tăng thượng duyên này, quý vị thành Thánh Thánh Hiền. Đạo lý là như vậy.

Vì sao đối với thầy giáo, không sanh được tâm thành kính?

Đối với cha mẹ, không có tâm hiếu thuận. Cho nên chư vị nên nhớ, pháp thế xuất thế gian, quý vị đi xem những Tôn giáo khác.

Chúng tôi đã viết một cuốn sách nhỏ, Tôn Giáo Thế Giới Là Một Nhà. Bên trong sưu tập mười Tôn giáo, bên trong Kinh Điển nói luân lý, đạo đức, nhân quả, không có một Tôn giáo nào không nói về hiếu đạo. Con người không có hiếu đạo là không có sư đạo.

***