Ñaït Nieäm Phaät Tam Muoäi
thì vieäc Vaõng Sanh ñaõ chaéc chaén

niemphat.edu.vn

VÔ MINH LÀ CHÚNG TA ĐÃ MÊ BẢN TÁNH, ĐÃ MÊ TÁNH ĐỨC, CHO NÊN LIỀN BIẾN THÀNH VÔ TRI

VÔ MINH LÀ CHÚNG TA ĐÃ MÊ 

BẢN TÁNH, ĐÃ MÊ TÁNH ĐỨC,

CHO NÊN LIỀN BIẾN THÀNH VÔ TRI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Nhưng nếu như chúng ta muốn đem Nho với Phật, thậm chí là lấy Kinh Điển của tất cả Tôn Giáo trên thế gian tổng hợp lại để xem, thì chúng ta sẽ thể nghiệm càng sâu sắc hơn đối với ba câu nói này của Phu Tử.

Minh minh đức, minh đức là danh từ, chữ minh phía trước này là động từ. Minh đức, minh là quang minh, minh là trí tuệ. Nhà Nho nói minh đức, nhà Phật nói bản tánh. Nhà Phật nói, bản tánh vốn dĩ đầy đủ vô lượng trí tuệ, vô lượng đức tướng.

Trí tuệ vô lượng, đức tướng vô lượng chính là minh đức mà ở trong sách Đại Học đã nói, đây chính là Phật ở trong Đại Kinh thường nói: Tất cả chúng sanh đều có trí tuệ đức tướng Như Lai, cho nên minh đức là cái vốn có của chúng ta.

Nhưng minh đức vốn có hiện tại không minh rồi, đây chính là vô minh mà nhà Phật đã nói. Quý vị phải hiểu được, vô minh với chân như bản tánh là một, không phải hai. Vô minh là chúng ta đã mê bản tánh, đã mê tánh đức, cho nên liền biến thành vô tri.

Nhà Nho dạy học, dạy điều gì vậy?

Dạy minh minh đức, hồi phục cái đức sáng của bạn, chữ minh đó là động từ. Hồi phục đức sáng chính là nhà Phật gọi là minh tâm kiến tánh. Tâm tánh của chúng ta hiện nay không minh rồi. Phật dạy học là dạy cái này, Nhà Nho dạy học cũng dạy cái này.

Tối hôm qua, chúng tôi nghe tiên sinh Thái Nỗ Đinh giới thiệu Hồi Giáo, Hồi Giáo sùng kính duy nhất là đức Thánh A La. 

Họ nói A La không phải một con người, A La là tận hư không khắp pháp giới, ở mọi lúc, ở mọi nơi, đâu đâu cũng có Ngài, vậy là với chân như tự tánh chúng ta nói là giống nhau, với minh đức mà Nhà Nho nói là cùng một ý nghĩa. Cho nên họ cũng nói rất hay, A La là hóa thân của chân lý.

Bạn nghĩ thử xem, mỗi một Tôn Giáo tìm về cội nguồn, tuy khác đường nhưng cùng một đích, chỉ là danh xưng không giống nhau thôi, thực ra ý nghĩa đều giống nhau.

Đây chính là cái mà nhà Phật gọi là: Phương tiện có nhiều cửa. Tôn Giáo khác nhau có cách nói khác nhau, đó là phương tiện nhiều cửa, nhưng cái nói đến chỉ là một sự việc, chỉ một đạo lý, đạo lý này chính là chân lý.

Nếu như chúng ta đem trí tuệ đức tướng vốn đầy đủ trong tự tánh áp dụng vào trong đời sống thường ngày của chúng ta, xử sự đối nhân tiếp vật, đây chính là thân dân. Chỉ ư chí thiện là phải làm đến tận thiện tận mỹ.

Đời sống của chúng ta tương ưng với tánh đức, chúng ta thường ngày làm việc cũng tương ưng với tánh đức, xử sự đối nhân tiếp vật từng li từng tí không có gì mà không tương ưng với tánh đức, đó gọi là chỉ ư chí thiện.

Cho nên, đạo lớn mà Thánh Hiền thế xuất thế gian nói đều là giống nhau, đáng tiếc là chúng ta mê chứ không giác, chúng ta chưa làm được, chỉ nói suông thì không được, nhất định phải làm được, phải bắt đầu làm từ bản thân chúng ta. 

Hồi Giáo không có mời tôi đi giảng Kinh, nếu họ mời tôi giảng Kinh, tôi sẽ làm nên tấm gương cho họ thấy. Vào giáo đường của họ phải dùng nghi lễ của họ, nhập gia tùy tục. Chúng ta phải dùng lòng tôn kính nhất để kính chào đức A La.

Đây là gì vậy?

Đây là minh đức, thân dân, chúng ta thực hiện minh minh đức. Đạo lý như nhau, khi đến Phật đường, nhất định phải kính chào trước Phật. 

Chúng ta vào giáo đường Cơ Đốc, giáo đường Thiên Chúa, nhất định phải kính chào trước thập tự giá Jesu, kính chào trước Thánh Mẫu, với chúng ta kính chào trước Chư Phật Như Lai là giống nhau, không hai không khác, vậy mới gọi là thực hiện đích thực. Phải có người dẫn đầu, phải nghiêm túc mà học tập.

***